Luận án –  Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản cho sinh viên Đại học ngành Giáo dục Tiểu học Lưu Free

Luận án – Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản cho sinh viên Đại học ngành Giáo dục Tiểu học

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 14 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Hồng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/10/1980

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1489/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 30/11/2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: “Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản cho sinh viên Đại học ngành Giáo dục Tiểu học”

8. Chuyên ngành: Giáo dục học

9. Mã số: 9 14 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh Hướng dẫn phụ: PGS. TS Bùi Minh Đức

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về lí thuyết: Luận án đã tổng quan những vấn đề liên quan đến năng lực, năng lực đọc hiểu văn bản của sinh viên và năng lực dạy học đọc hiểu văn bản của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở các trường Đại học cho học sinh ở Tiểu học

– Luận án đã nghiên cứu lí thuyết về năng lực trong giáo dục, NLDH và NLDHĐH, con đường và cách thức dạy học nhằm đạt mục tiêu phát triển năng lực của người học trong giáo dục và đào tạo nói chung. Trên cơ sở phân tích cấu trúc của năng lực trong GD, các thành tố của năng lực dạy học cần phát triển cho giáo viên (GV), coi đó là tiền đề để đề xuất các thành tố của NLDHĐH cho sinh viên ngành GDTH

Luận án đã đề xuất một cấu trúc NLDHĐH của sinh viên ngành GDTH gồm 4 thành tố : 1) Có năng lực đọc hiểu (ở trình độ đại học). 2) Có năng lực phân tích chương trình và tài liệu đọc hiểu ở cấp TH. 3) Có NL sử dụng các chiến thuật, phương pháp, kĩ thuật DH để thực hiện DH cho nhiều đối tượng HS. 4) Có năng lực đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu phát triển năng lực.

Luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản ở một số nước trên thế giới và đã đề xuất 4 biện pháp chủ yếu để phát triển NLDHĐH cho sinh viên:

+ Biện pháp thiết kế chuẩn NLDHĐH của sinh viên đại học ngành GDTH từ đó dùng chuẩn để định hướng, làm cơ sở cho việc phát triển năng lực này

+ Biện pháp tăng cường nội dung DHĐH cho sinh viên. Những nội dung tăng cường bao gồm : phát triển NLĐH cho sinh viên, NL hiểu và phân tích chương trình, tài

liệu đọc hiểu ở cấp TH, năng lực thực hiện DH bằng các PPDH, kĩ thuật DH mới phát huy tính chủ động của người học, năng lực đánh giá NLĐH của học sinh

+ Biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên khoa giáo dục tiểu học ở học phần về dạy học đọc hiểu văn bản

+ Biện pháp đổi mới phương pháp và kĩ thuật đánh giá NL DHĐH của sinh viên theo hướng đánh giá theo khung năng lực.

Những biện pháp này có tính mới và có cơ sở khoa học, do đó có đủ độ tin cậy.

Về thực tiễn: Luận án đã khảo sát 2 đối tượng giảng viên và sinh viên ngành giáo dục tiểu học và đã nêu ra những điểm cần thay đổi :

Với giảng viên học phần PPDHTV (trong đó có PPDHĐH): giảng viên chưa biết rõ cấu trúc của NLDHĐH, chưa dùng nhiều PPDH, PPĐG theo yêu cầu của mục tiêu dạy học nhằm phát triển NL người học trong đào tạo. Các PPDH và PPĐG hiện giảng viên đang dùng chưa đủ để phát triển NLDHĐH cho sinh viên. Chương trình đào tạo chưa dành nhiều cho những thành tố để phát triển NL DHĐH cho sinh viên.

– Với sinh viên : về nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển NL DHĐH là tốt nhưng còn chưa tốt ở những thành tố của NL này trong thực tiễn như : luyện tập để nâng cao NLĐH cho bản thân, phân tích chương trình và tài liệu đọc hiểu ở cấp TH, lựa chọn PPDH và PPĐG trong dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực

Tác giả luận án đã thử nghiệm một số biện pháp đề xuất và đã thu được kết quả tin cậy, từ đó có thể thấy giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận án có tính khả thi.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những điểm còn chưa tốt luận án đã nêu sẽ là cơ sở để luận án đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng giảng dạy phần phương pháp dạy học đọc hiểu ở ngành giáo dục tiểu học trường đại học.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục mở rộng và nghiên cứu các phương pháp dạy học đọc hiểu của GV Tiểu học, nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực (chương trình tổng thể 2018) và sách giáo khoa mới hiện nay.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản cho sinh viên Đại học ngành Giáo dục Tiểu học

.zip
6.21 MB

Có thể bạn quan tâm