Luận án –  Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – tỉnh Phú Thọ Lưu Free

Luận án – Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – tỉnh Phú Thọ

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , , Lượt xem: 15 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Đề tài luận án: “Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – tỉnh Phú Thọ”.

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Toàn Chung

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt

                       2. TS Đào Trọng Kiên

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thể dục thể thao

B. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

– Thực trạng phát triển thể chất cho sinh viên tại trường Đại học Hùng Vương đã xác định: đội ngũ giảng viên còn thiếu, tỷ lệ giảng viên với số lượng sinh viên chiếm cao (01 giảng viên /833 SV); Còn một bộ phận sinh viên có cảm giác bị áp lực, sợ học môn giáo dục thể chất; Chương trình đào tạo giáo dục thể chất đảm bảo quy định chung, nhưng nên tăng thêm số tín chỉ cho giờ học tự chọn thay vì số tín chỉ bắt buộc như hiện nay; Hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên chiếm tỷ lệ tương đối cao, tuy nhiên mức độ tập luyện thường xuyên lại không cao (nam 5.3%, nữ 3.1%).

– Luận án đã lựa chọn được 14 chỉ số, test đánh giá PTTC cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương và tiêu chuẩn đánh giá kèm theo. Khi áp dụng 14 chỉ số, test vào đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương và so sánh với tiêu chuẩn thể lực của học sinh, sinh viên và tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi cho thấy, thực trạng thể chất sinh viên K15 trường Đại học Hùng Vương về thể lực và hình thái có kết quả tương ứng mức trung bình, nhưng chỉ số chức năng, đặc biệt ở nữ thì chủ yếu kém hơn mức trung bình. Khi so sánh kết quả kiểm tra thể chất theo tiêu chuẩn phân loại do luận án xây dựng cho thấy cả nam và nữ thành tích cũng tập trung chủ yếu ở mức trung bình và yếu, cá biệt còn có một số sinh viên ở mức kém, chủ yếu là nữ sinh viên.

– Luận án cũng đã xác định được sự phát triển thể chất của sinh viên Đại học Hùng Vương theo chiều hướng tốt lên sau mỗi giai đoạn trong 04 học kỳ, cụ thể: Sau 01 học kỳ: đối với nam có 2/14 chỉ số, test và nữ có 1/14 chỉ số, test có sự phát triển có ý nghĩa thống kê P<0.05; Sau 02 học kỳ: cả nam và nữ có 7/14 chỉ số, test có sự phát triển có ý nghĩa thống kê P<0.05-0.001; Sau 03 học kỳ học kỳ: đối với nam có 9/14 chỉ số, test và nữ có 10/14 chỉ số, test có sự phát triển có ý nghĩa thống kê P<0.05-0.001. Sau 04 học kỳ: đối với nam có 10/14 chỉ số, test và nữ có 11/14 chỉ số, test có sự phát triển có ý nghĩa thống kê P<0.05-0.001. Bên cạnh đó khi ứng dụng các chỉ số, test trong so sánh, đánh giá mà nhờ đó bước đầu làm rõ sự phát triển thể chất của sinh viên qua 4 học kỳ. Kết quả thu được đã bước đầu đánh giá sự phát triển thể chất cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Hùng Vương – tỉnh Phú Thọ

.zip
5.88 MB

Có thể bạn quan tâm