Luận án – Xây Dựng Mô Hình Toán Cho Lan Truyền Nước Phèn Tại Vùng Tứ Giác Long Xuyên Và Áp Dụng Xem Xét Một Số Tác Động Đến Sản Xuất Trong Vùng Lưu Free

Luận án – Xây Dựng Mô Hình Toán Cho Lan Truyền Nước Phèn Tại Vùng Tứ Giác Long Xuyên Và Áp Dụng Xem Xét Một Số Tác Động Đến Sản Xuất Trong Vùng

Danh mục: , Người đăng: Minh Trí Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 20 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

Tên luận án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN CHO LAN TRUYỀN NƯỚC PHÈN TẠI VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ ÁP DỤNG XEM XÉT MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT TRONG VÙNG.

Chuyên ngành: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

Mã số: 9 58 02 12

Nghiên cứu sinh: TRẦN KÝ

Người hướng dẫn:

GS.TS. NGUYỄN TẤT ĐẮC

PGS. TS. LƯƠNG VĂN THANH.

1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu bổ xung các phương trình còn thiếu để xây dựng mô hình toán cho lan truyền nước phèn trong hệ thống kênh rạch vùng TGLX vào đầu mùa mưa và áp dụng xem xét một số tác động đến sản xuất trong vùng.

2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

– Môi trường nước, Trong môi trường nước tác giả tập trung nghiên cứu một số thông số chính như Fe3+, Al3+, SO42- và H+ trong nước kênh theo thời gian và không gian cũng như ảnh hưởng của chúng đối với hệ sinh thái nông nghiệp.

Do vậy trong nội dung nghiên cứu của luận án chỉ tập trung xem xét kết quả sinh phèn gây chua trong thời đoạn đầu mùa mưa khi hình thành dòng chảy từ trên mặt ruộng trong đồng chảy ra hệ thống kênh rạch mà không nghiên cứu quá trình hình thành phèn trong đất.

– Môi trường đất (Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu và khảo sát tài liệu từ 2 nguồn: (i) nguồn tài liệu thu thập của các đề tài, dự án đã và đang thực hiện cho vùng nghiên cứu và các vùng tương tự về các thông số sinh phèn, chất gây chua, chất độc cho sinh vật thủy sinh bao gồm dữ liệu từ dung dịch đất, nguồn nước mặt và từ các phẫu diện đất và (ii) nguồn tài liệu đo đạc khảo sát, nghiên cứu, thực hiện do các chuyên gia và đồng nghiệp công tác tại Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đã cung cấp cho tác giả, làm cơ sở tài liệu đánh giá tài liệu tính toán cho mô hình.

2.2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng Tứ giác Long Xuyên, tập trung phân tích kết quả và diễn biến phèn tại khu vực kênh Hà Giang trong tiểu vùng tứ giác Hà Tiên thuộc vùng TGLX.

2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: Luận án lựa chọn cách đa tiếp cận: (i) Tiếp cận tổng hợp; (ii) Tiếp cận thực tế; (iii) Tiếp cận tích hợp thông tin; (iv) Phương pháp mô hình toán, (v) ứng dụng các tiến bộ khoa học mới.

3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

– Luận án đã xác định bản chất phèn cho vùng TGLX, là phèn nhôm và sắt, từ đó sử dụng các quy luật cân bằng hóa học cho các loại phèn này để thiết lập các phương trình toán bổ xung dùng để đóng kín hệ phương trình mô tả quá trình lan truyền của nước phèn trong kênh sông vùng TGLX.

– Dựa trên đó thiết lập chương trình máy tính cho tính lan truyền nước phèn một chiều trong kênh sông có tên ACID2020 để tính toán một số thông số đặc trưng cho nước phèn trong hệ thống sông/kênh vùng TGLX.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1. Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được mô hình lan truyền nước phèn trong kênh sông cho vùng TGLX và công cụ máy tính tương ứng (chương trình máy tính ACID2020) để tính toán lan truyền nước phèn vào đầu mùa mưa.

– Đã dùng chương trình ACID2020 tính toán diễn biến phèn về định lượng

– Làm cơ sở tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về tính toán lan truyền nước phèn trong kênh sông.

– Làm tư liệu tham khảo để giảng dạy trong ngành tài nguyên nước (cho khoa Tài nguyên nước, Đại học tài nguyên và môi trường TPHCM)

– Ở mức độ nào đó kết qủa của đề tài đóng góp cho đề xuất các cơ sở khoa học nhằm khắc phục ảnh hưởng của quá trình khai thác sử dụng tài nguyên đất (tới chất lượng nước, sinh vật thủy sinh) làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng nguồn nước và môi trường vùng TGLX.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đánh giá và xác định mức độ phèn hóa, và lan truyền chất phèn trong môi trường nước vùng TGLX và áp dụng xem xét một số tác động đến sản xuất trong vùng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

– Kết quả của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cũng như bổ sung làm phong phú thêm kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu và cải tạo phèn cho vùng TGLX nói riêng và ĐBSCL nói chung,

– Ngoài ra kết quả nghiên cứu có thể gíúp gợi ý cho việc thiết kế hợp lý hệ thống công trình kênh rạch, giúp đưa ra các phương án quy hoạch, các giải pháp kiểm soát và đánh giá tác động môi trường.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Xây Dựng Mô Hình Toán Cho Lan Truyền Nước Phèn Tại Vùng Tứ Giác Long Xuyên Và Áp Dụng Xem Xét Một Số Tác Động Đến Sản Xuất Trong Vùng

.zip
5.32 MB

Có thể bạn quan tâm