THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học mô hình hóa khoảng cách hiệu dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn khu vực biển Vịnh Bắc Bộ
Ngành: Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ Mã số: 9520503
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Minh Khóa đào tạo: 2018-2021
Họ tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Trung
2. GS.TS Bùi Tiến Diệu
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ – Địa chất
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Qua quá trình nghiên cứu, trong luận án đã xác lập được cơ sở khoa học và xác định được khoảng cách hiệu dụng phục vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển khu vực vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu địa không gian và phương pháp mô hình hóa. Luận án đã đạt được các kết quả mới sau:
1. Đã xây dựng được bộ dữ liệu đầu vào bằng công nghệ địa không gian bao gồm 09 lớp: (1) dữ liệu độ sâu đáy biển; (2) gia tốc trọng trường; (3) dữ liệu ảnh đất liền mặt nước; (4) hướng gió; (5) tốc độ gió; (6) dòng chảy bề mặt; (7) dữ liệu tàu tìm kiếm, cứu hộ; (8) vị trí các trạm tìm kiếm, cứu hộ và (9) vị tríxảy ra sự cố phù hợp với đặc điểm khu vực vịnh Bắc Bộ, phục vụ mô hình hóa xác định khoảng cách hiệu dụng trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
2. Đã xác định được khoảng cách hiệu dụng trong tìm kiếm, cứu hộ trên biển khu vực vịnh Bắc Bộ (sử dụng 05 trạm tìm kiếm, cứu nạn và 07 vị trí giả định xảy ra sự cố) với các kịch bản khác nhau về điều kiện khí tượng, hải văn, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ công tác ra quyết định trong trường hợp xảy ra sự cố trên biển.
3. Đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố khí tượng (hướng gió, tốc độ gió) đến thời gian tiếp cận các vị trí xảy ra sự cố trên biển từ 05 trạm tìm kiếm, cứu nạn khu vực vịnh Bắc Bộ.
4. Kết quả nhận được trong nghiên cứu đã cung cấp thông tin và công cụ xử lý dữ liệu địa không gian phục vụ xác định nhanh bản đồ khoảng cách hiệu dụng trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Bên cạnh đó, kết quả của luận án cũng có thể sử dụng, tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu