Luận án – Nghiên cứu đặc tính cơ lý của chất thải rắn sinh hoạt phục vụ đánh giá ổn định bãi chứa và khả năng sử dụng tro đáy trong xây dựng đường Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu đặc tính cơ lý của chất thải rắn sinh hoạt phục vụ đánh giá ổn định bãi chứa và khả năng sử dụng tro đáy trong xây dựng đường

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 15 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ 

Tên luận án: Nghiên cứu đặc tính cơ lý của chất thải rắn sinh hoạt phục vụ đánh giá ổn định bãi chứa và khả năng sử dụng tro đáy trong xây dựng đường.

Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

Mã số: 9580205.

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn

Giáo viên hướng dẫn:

1. PGS. TS. Nguyễn Châu Lân

2. TS. Phí Hồng Thịnh

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải

TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

1. Luận án đã góp phần bổ sung phương pháp luận nghiên cứu CTRSH. Luận án đã bước đầu xác định được đặc tính cơ lý của chất thải rắn sinh hoạt tại hai bãi chứa. Sự biến đổi một số chỉ tiêu vật lý và cơ học của CTRSH được xác định bằng phương pháp địa-vật lý, từ đó đánh giá được độ ẩm hay sự phân bố nước trong lớp CTRSH thông qua công thức ρ=0,51θ^(-2,49), kết hợp sử dụng phương pháp xuyên động (DCP) để tính toán góc ma sát trong của CTRSH theo công thức φ=48,93〖DCPI〗^(-0,40).

2. Từ kết quả thí nghiệm cắt kích thước lớn, ảnh hưởng của kích thước mẫu đến sức chống cắt của CTRSH đã được xác định khi bão hòa, lực dính đơn vị của CTRSH có giá trị từ 18 đến 26,3 kPa; góc ma sát trong của CTRSH có giá trị từ 30° đến 38°. Kết hợp với giá trị sức chống cắt được xác định qua thí nghiệm trong phòng và hiện trường đã phân tích được cơ chế mất ổn định của bãi chứa Cam Ly là trượt bề mặt khi gặp mưa kéo dài; đồng thời luận án cũng phân tích và đánh giá ổn định của bãi chứa Kiêu Kỵ.

3. Luận án đã đề xuất được các công thức xét đến ảnh hưởng của hàm lượng xi măng và tuổi mẫu đến cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo (ép chẻ) của tro đáy CTRSH sau khi đốt gia cố xi măng.

4. Luận án đề xuất được khả năng ứng dụng tro đáy từ nhà máy đốt CTRSH làm vật liệu đắp nền đường và móng đường cấp thấp. Kiến nghị sử dụng hỗn hợp tro đáy kết hợp với 6% xi măng làm các lớp nền và móng dưới của đường cấp thấp và 8% xi măng làm lớp móng trên của đường cấp thấp (cấp IV, cấp V).

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu đặc tính cơ lý của chất thải rắn sinh hoạt phục vụ đánh giá ổn định bãi chứa và khả năng sử dụng tro đáy trong xây dựng đường

.zip
10.31 MB

Có thể bạn quan tâm