Luận án – Tiến hóa trầm tích Đệ tứ đới bờ Đèo Ngang – Đèo Hải Vân và khoáng sản liên quan Lưu Free

Luận án – Tiến hóa trầm tích Đệ tứ đới bờ Đèo Ngang – Đèo Hải Vân và khoáng sản liên quan

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 12 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “Tiến hóa trầm tích Đệ tứ đới bờ Đèo Ngang -Đèo Hải Vân và khoáng sản liên quan”.

Ngành: Kỹ thuật địa chất                                   Mã số: 9520501

Họ và tên NCS: Đào Bùi Din

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Trần Nghi

2. PGS. TS. Nguyễn Quang Luật

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN (Về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiến)

Trên cơ sở áp dụng phương pháp địa tầng phân tập gắn với các chu kỳ trầm tích trong quá trình dao động mực nước biển để luận giải tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao, cột địa tầng lỗ khoan, kết hợp với kết quả phân tích thành phần vật chất, hóa học đã làm sáng tỏ được quy luật phân bố trầm tích Đệ tứ và khoáng sản liên quan khu vực đới bờ từ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân.

Trầm tích Đệ tứ đới bờ bị phân hoá thành 4 vùng cấu trúc từ đất liền ra biển: (1) vùng đồng bằng thấp ven rìa phía Tây, (2) vùng sụt lún dạng địa hào tạo lagoon Tam Giang-sông Nhật Lệ ven biển, (3) vùng nâng địa luỹ tạo cồn cát ven bờ và (4) vùng sụt lún mạnh đơn nghiêng biển ven bờ tạo sườn bờ ngầm (0-30m nước). Mỗi vùng cấu trúc theo phương thẳng đứng có 5 chu kỳ trầm tích tương ứng 5 phức tập có quan hệ nhân quả với các chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu và mỗi phức tập có 3 miền hệ thống với các phức hệ tướng trầm tích đặc trưng.

Đới cồn cát khu vực nghiên cứu được hình thành bởi 5 chu kỳ tướng cát phân bố không phủ chồng liên tục lên nhau, mà tướng đê cát ven bờ được hình thành trong giai đoạn biển tiến của chu kỳ sau thường phủ chồng lùi lên sườn các trầm tích cát biển gió có trước. Các phức hệ tướng cát đụn được thành tạo chủ yếu do tái tạo các thể cát có trước nằm ở vị trí cao hơn mực nước biển.

Khu vực bờ biển giữa đới cồn cát và đới đơn nghiêng sườn bờ ngầm đang hình thành 2 tướng trầm tích trẻ: (1) tướng cát dưới triều và bãi triều (mQ23) phân bố ở độ sâu 0-10m nước; (2) tướng cát bãi trên triều (bãi biển) có độ cao 0-3m. Cả 2 tướng này hiện đang được thành tạo với xu thế dịch chuyển về phía đất liền do xói lở đường bờ.

Chu kỳ các phức hệ trầm tích bắt đầu từ tướng phức hệ cát bùn aluvi biển thấp (SmaLST) và kết thúc là tướng bùn cát aluvi vũng vịnh biển cao (MabHST). Mở đầu phức hệ tướng trầm tích aluvi là trầm tích hạt thô và kết thúc là tướng vũng vịnh bãi bồi.

Luận án đã xác định được quy luật phân bố khoáng sản cát thuỷ tinh và sa khoáng liên quan đến phức hệ tướng cát đê cát ven bờ thuộc miền hệ thống trầm tích biển tiến (SmTST) của mỗi chu kỳ và đạt chất lượng và trữ lượng cao nhất trong phức hệ tướng cát đê cát ven bờ Holocen giữa (SmTSTQ2²). Đã làm sáng tỏ đặc điểm khoáng sản rắn trong đới bờ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân có 3 loại hình: Cát xây dựng có khối lượng lớn trên các cồn cát và trên đáy biển ở đới đường bờ cổ 25-30m nước; Sa khoáng phân bố xen kẽ trong phức hệ tướng cát đê cát ven bờ tuổi Holocen giữa (Q2²), trong tướng cát bãi triều hiện đại và tướng cát đới đường bờ cổ 25-30m nước; Cát thuỷ tinh pha lê có mức độ tiến hóa trầm tích cao nhất, được hình thành trong giai đoạn đỉnh cao của tiến hoá trầm tích tuổi Holocen giữa (Q22)

Tải tài liệu

1.

Luận án – Tiến hóa trầm tích Đệ tứ đới bờ Đèo Ngang – Đèo Hải Vân và khoáng sản liên quan

.zip
12.58 MB

Có thể bạn quan tâm