Luận án – Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức -300m khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả, Quảng Ninh Lưu Free

Luận án – Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức -300m khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả, Quảng Ninh

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức -300m khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả, Quảng Ninh”.

Ngành: Kĩ thuật địa chất;                                                              Mã số: 9520501

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Huân;                     Khóa đạo tạo: 2016 – 2019

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. TS Nguyễn Tiến Dũng

2. TS Trần Văn Miến

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ – Địa chất

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN (Về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiến)

1. Các luận điểm

Luận điểm 1: Khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả có tiềm năng than dưới mức -300m là khá lớn; tập trung ở khối Ngã Hai – Khe Tam – Khe Chàm, tiếp đến là khối Bình Minh – Hà Lầm – Nam Suối Lại; khối Bắc Suối Lại – Hà Ráng – Tây Ngã Hai; khối Mông Dương – Bắc Cọc Sáu, ít nhất là khối Nam F.A và phân bố chủ yếu ở mức từ – 300m + – 600m.

Luận điểm 2: Hầu hết các via than ở dưới mức -300m trong phạm vi các khối đồng nhất tương đối của khu vực nghiên cứu thuộc nhóm mỏ thăm dò III (80%), cá biệt có khối thuộc nhóm mỏ IV. Mạng lưới bố trí công trình thăm dò hợp lý nhất là sử dụng mạng lưới dạng tuyến, trữ lượng tính đến cấp 122; khoảng cách các tuyến thăm dò cách nhau: 125m + 250m, khoảng cách giữa các công trình trên tuyến: 75m + 125m đối với nhóm mỏ III và khoảng cách các tuyến cách nhau: 75m + 125m, khoảng cách giữa các công trình trên tuyến: 50m + 75m đối với nhóm mỏ loại IV.

2. Các điểm mới

– Đới đứt gãy F.A có xu hướng cắm về phía Bắc và tồn tại khá liên tục từ Hà Tu đến Quảng Lợi, sự thay đổi về hướng cắm của đứt gãy dẫn đến sự thay đổi khá lớn trữ lượng/tài nguyên than của khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả.

– Đã phân chia khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả thành 5 khối cấu trúc đồng nhất tương đối, trong đó mỗi khối được đặc trưng bởi các yếu tố về cấu trúc kiến tạo, số lượng via than, độ chứa than, độ sâu tồn tại các vỉa than có giá trị công nghiệp. Đây là cơ sở để đánh giá tiềm năng tài nguyên than dưới mức -300m khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả.

– Khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả dưới mức -300m có tổng tiềm năng trữ lượng/tài nguyên than là khá lớn và có sự phân bố không đều về số lượng via, mật độ chứa than và độ tập trung trữ lượng/tài nguyên than ở các khối Ngã Hai – Khe Tam – Khe Chàm; Bình Minh – Hà Lầm – Nam Suối Lại; Bắc Suối Lại – Hà Ráng – Tây Ngã Hai; Mông Dương – Bắc Cọc Sáu; Nam đứt gãy F.A.

Đặc điểm hình thái cấu trúc và đặc trưng biến đổi các thông số địa chất công nghiệp chủ yếu của via than mức dưới -300m có mức độ biến đổi thuộc nhóm phức tạp đến rất phức tạp tương ứng với nhóm mỏ thăm dò III và một phần thuộc nhóm IV, đây là cơ cở quan trọng để định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức -300m.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

– Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm sáng tỏ cấu trúc địa chất chứa than của khu vực Hòn Gai

– Cẩm Phả; biệt là sự biến đổi hình thái – cấu trúc của các via than trong từng khối địa chất đồng nhất tương đối; cung cấp luận cứ khoa học để lựa chọn, áp dụng mạng lưới thăm dò than dưới mức – 300m phù hợp cho từng khối cấu trúc đồng nhất tương đối của khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả.

– Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ tiềm năng tài nguyên, trữ lượng để có định hướng thăm dò, khai thác phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển cho ngành than nói riêng và chiến lược năng lượng nói chung. Tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả khai thác phần trên mức -300m và thăm dò xác định trữ lượng/tài nguyên than phần dưới mức -300m.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò than dưới mức -300m khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả, Quảng Ninh

.zip
15.08 MB

Có thể bạn quan tâm