Luận án – Phát Huy Tính Nhân Văn Trong Kiến Trúc Đương Đại Việt Nam Lưu Free

Luận án – Phát Huy Tính Nhân Văn Trong Kiến Trúc Đương Đại Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài: PHÁT HUY TÍNH NHÂN VĂN TRONG KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kiến trúc – Mã số: 9580101

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trần Liêm

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS Hoàng Văn Trinh

2. TS Trần Đức Khuê

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã có những đóng góp mới trong việc đề xuất phương thức tiếp cận nhân văn trong sáng tác kiến trúc và tiếp cận nhân văn trong đào tạo kiến trúc sư ở Việt Nam.

Trong sáng tác kiến trúc: Đề xuất giải pháp xây dựng mạch nhân văn cho phép tích hợp các yếu tố nhân văn đa dạng / đa nguồn gốc, góp phần định hướng nhân văn cho sáng tác kiến trúc ở Việt Nam.

Trong đào tạo kiến trúc sư: Đề xuất phương thức tiếp cận nhân văn trong đào tạo kiến trúc sư ở Việt Nam trên cơ sở coi trọng yếu tố con người, phát triển toàn diện các năng lực cá nhân làm tiền đề cho kiến trúc có tính nhân văn.

Cụ thể như sau:

1. Luận án đã làm rõ nội hàm của khái niệm “tính nhân văn” (NV), từ đó đề xuất các quan điểm và nguyên tắc để tính NV được tái hiện và phát huy trong kiến trúc đương đại Việt Nam như một thuộc tính VH, một phẩm chất tinh thần cao đẹp.

2. Luận án đã làm rõ các đặc trưng cơ bản của kiến trúc có tính NV – được sử dụng làm cơ sở để nhận diện các biểu hiện của tính NV trong nội dung và hình thức kiến trúc, đồng thời đóng góp những luận cứ để định hướng và đánh giá giá trị kiến trúc từ góc độ NV.

3. Luận án đã đề xuất cách tiếp cận NV trong sáng tác kiến trúc: khai thác các yếu tố NV đa dạng / đa nguồn gốc, kết nối tạo thành mạch nhân văn liên tục và xuyên suốt, gồm các giai đoạn: Khởi điểm nhân văn – Định hướng nhân văn (Tiếp cận & Mục tiêu) → Giải pháp nhân văn → “Đích” nhân văn. Yếu tố NV trong mỗi giai đoạn được liên kết thành chuỗi NV liền mạch và cộng hưởng với nhau để hình thành giá trị NV trong kiến trúc.

Khởi điểm nhân văn: chính là tác giả – KTS nhân văn, là người có thế giới quan NV, có quan điểm và cách tiếp cận NV trong sáng tác kiến trúc.

Định hướng nhân văn: bắt đầu từ cách tiếp cận NV và hướng tới mục tiêu NV. Tiếp cận NV xử lý vấn đề kiến trúc từ những khía cạnh cụ thể của những con người trực tiếp liên quan hoặc ở xung quanh địa điểm xây dựng. Mục tiêu NV hướng tới giải quyết / đáp ứng những vấn đề thiết thực, những nhu cầu thiết yếu của những con người cụ thể.

Nội dung / Giải pháp nhân văn: là sự cụ thể hóa / hiện thực hóa cách tiếp cận và mục tiêu NV thành các giải pháp thiết kế, các yếu tố / biểu hiện NV trong công trình.

“Đích” nhân văn: kiến trúc phát huy hiệu quả NV một cách lâu dài. Phạm vi và đối tượng phục vụ mở rộng đến những “con người” xa hơn về thời gian và rộng hơn trong quan hệ với kiến trúc.

Ưu tiên nối liền mạch NV từ KTS đến Người sử dụng / thụ hưởng mở rộng tới Cộng đồng và XH.

4. Luận án đã đề xuất cách tiếp cận NV trong đào tạo KTS nhằm đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo định hướng NV – theo đó KTS được phát triển toàn diện, thấm nhuần tư tưởng NV để thực hiện vai trò là khởi điểm cho mạch NV trong kiến trúc:

Xác định mục đích phát triển năng lực và nhân cách KTS một cách toàn diện, hài hòa (bản năng + trí năng + kỹ năng), hướng đến sự thấu hiểu và đề cao con người, để các giá trị NV trong kiến trúc được tạo dựng và phát huy phong phú, sâu sắc.

Bản năng: Bản năng tự nhiên + Bản năng XH.

Trí năng: Kiến thức chuyên môn + Nhận thức về VH-XH + Năng lực tư duy logic.

Kỹ năng: Kỹ năng chuyên môn + Kỹ năng con người.

Chương trình đào tạo cân đối giữa các kiến thức KH-KT và XH-NV. Hệ thống lý thuyết và đồ án chuyên ngành gắn với các nội dung XH-NV. Lấy đồ án có nội dung và mục tiêu “vì con người” để liên kết các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, song song với phát triển cách tiếp cận và tư duy NV.

Phát triển năng lực sáng tạo cá nhân thông qua:

Bồi dưỡng mỹ cảm để phát hiện và nhận thức cái hay / cái đẹp;

Rèn luyện sự nhạy cảm để đạt được sự đồng cảm sâu sắc với con người;

Làm giàu tiềm thức bằng những cảm xúc tự nhiên thông qua trải nghiệm trực tiếp.

Các đóng góp mới trong kết quả nghiên cứu đã bám sát nội dung Luận án và phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đặt ra.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Phát Huy Tính Nhân Văn Trong Kiến Trúc Đương Đại Việt Nam

.zip
17.36 MB

Có thể bạn quan tâm