THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: Sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 9.14.01.01
Nghiên cứu sinh: Lường Thị Định
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Mai – PGS.TS. Đào Thị Oanh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Những kết luận mới của luận án
– Về mặt lí luận: Luận án đã phân tích và làm rõ được cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức (HTNT) cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, xây dựng một số khái niệm công cụ của đề tài như: hứng thú, HTNT, HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, biện pháp sử dụng trò chơi dân gian (TCDG) dân tộc Thái phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trình bày được một số vấn đề lý luận về sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, xác định được những ưu thế của TCDG dân tộc Thái và các yếu tố ảnh hưởng của đến việc phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
– Về mặt thực tiễn: Luận án đã khái quát được bức tranh thực tiễn về sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đều rất quan tâm đến việc sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nhận thức của họ đúng những vẫn chưa đầy đủ về về TCDG dân tộc Thái, đặc biệt là cách khai thác những ưu thế của nó để phát triển HTNT. Phần lớn giáo viên đều nhận định rằng TCDG dân tộc Thái rất có ý nghĩa với sự phát triển của trẻ, HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cũng có khả năng. Tuy nhiên, giáo viên mầm non vẫn còn rất ít khi sử dụng những trò chơi này trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non, do gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn tư liệu chính thống để có thể hiểu đầy đủ về những trò chơi này. Đa số các trẻ khá hứng thú với các trò chơi dân, nhưng trò chơi dân gian dân tộc Thái rất ít khi được chơi, trẻ hứng thú nhất là khi được chơi các trò chơi dân gian trong hoạt động chơi ngoài trời.
– Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đã xây dựng và đề xuất được 03 nhóm biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Đó là: Nhóm biện pháp 1 Tạo lập hệ thống TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương giáo dục mầm non với 2 biện pháp (1- Lựa chọn và phân loại TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo mục đích sử dụng trò chơi. 2- Cải biên, mô phỏng và khai thác giá trị sử dụng TCDG dân tộc Thái theo chủ đề và lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục mầm non hiện hành). Nhóm biện pháp 2: Tổ chức hoạt động sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo định hướng lấy trẻ làm ttrung tâm với 2 biện pháp (1-Lập kế hoạch, thiết kế hoạt động và hướng dẫn sử dụng TCDG dân tộc Thái trong hoạt động phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 2- Xây dựng môi trường TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo hướng đa dạng hoá, phù hợpv với đặc điểm tâm lí trẻ và vùng miền). Cuối cùng là Nhóm biện pháp 3: Đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với 2 biện pháp (1- Đánh giá mức độ HTNT cuả trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái. 2- Đánh giá hoạt động của giáo viên và điều chỉnh việc sử dụng biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo đinh hướng hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho giáo viên mầm non). Kết quả thực nghiệm cho thấy, các nhóm biện pháp có tác động tích cực đến mức độ HTNT của trẻ trong các hoạt động giáo dục. Sau thực nghiệm mức độ hứng thú của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt, tuy chưa cao nhưng cũng là động lực để cho nhà giáo dục có nhiều ý tưởng hơn trong việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ. Trong quá trình trải nghiệm các TCDG dân tộc Thái không chỉ giúp trẻ có những giờ học vui nhộn, thoải mái mà còn giúp trẻ hiểu biết thêm một văn hóa mới và lưu giữ nó trong kí ức tuổi thơ. Kết quả thực nghiệm cũng đã khẳng định tính giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn và được chứng minh, các nhóm biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái có tác động nhất định phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Hơn nữa trong quá trình bồi dưỡng và thực hiện thực nghiệm nhận thức và thái độ của giáo viên mầm non, các cán bộ quản lí giáo dục và các phụ huynh cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là giáo viên mầm non, họ như tìm thấy một phương pháp mới để giáo dục trẻ.