THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
Nghiên cứu sinh: Đàm Thị Kim Thu
Cán bộ hướng dẫn:
1. GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
2. TS. Trương Thị Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
– Luận án đã xây dựng khung lí luận về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ, góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển lí luận về giáo dục cho trẻ khuyết tật nói chung và cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ nói riêng.
– Luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kĩ năng xã hội của trẻ 5 – 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ; các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ ở các trường mầm non hoà nhập tại Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và thành phố Lạng Sơn. Đây là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ở các trường mầm non hoà nhập.
– Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất 07 biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ: Xác định quy trình tổ chức hoạt động trong lớp học hoà nhập nhằm phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ; Nâng cao kiến thức, kĩ năng về giáo dục hoà nhập trẻ có rối loạn phổ tự kỉ cho giáo viên; Xây dựng và tổ chức hoạt động chơi phát triển sự tương tác giữa các trẻ trong lớp học hoà nhập; Tổ chức các giờ học cá nhân trong trường mầm non hoà nhập; Tích hợp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ; Thiết kế môi trường an toàn, thân thiện và hoà nhập trong lớp học hoà nhập; Phối hợp với gia đình trẻ có rối loạn phổ tự kỉ trong quá trình phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ.
– Luận án thực nghiệm tác động 03 trường hợp dựa trên các biện pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm được phân tích cả mặt định tính và định lượng, bước đầu đã khẳng định được tính khả thi và phù hợp của các biện pháp. Đồng thời, nó cũng khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà tác giả đã đặt ra.
– Các kết luận trong luận án đều mới, thể hiện kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả.