Luận án – Nghiên cứu đặc trưng hình học của nước nhảy đáy trong kênh lăng trụ mặt cắt ngang hình thang Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu đặc trưng hình học của nước nhảy đáy trong kênh lăng trụ mặt cắt ngang hình thang

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Ngọc

2. Tên luận án: Nghiên cứu đặc trưng hình học của nước nhảy đáy trong kênh lăng trụ mặt cắt ngang hình thang

3. Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy; Mã số: 9 58 02 02

4. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Hoàng Tư An

2. GS.TS. Phạm Hồng Cường

5. Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

6. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng các công thức xác định các đặc trưng hình học của nước nhảy trong kênh hở (gồm có độ sâu phân giới, độ sâu khu xoáy và chiều dài khu xoáy).

6.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng nước nhảy trong kênh hở.

Phạm vi nghiên cứu: Nước nhảy ổn định (FrD1 = 4,0 ÷ 9,0) trong kênh lăng trụ hình thang cân (đáy bằng, mái dốc m = 1).

7. Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa; Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; Phương pháp truy hồi; Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích thứ nguyên.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Luận án đã nghiên cứu xây dựng các công thức lý thuyết, công thức bán thực nghiệm và công thức thực nghiệm để xác định các đặc trưng hình học của nước nhảy trên kênh lăng trụ mặt cắt ngang hình thang cân.

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần bổ sung các công thức dùng để tính toán các đặc trưng hình học của nước nhảy trên kênh mặt cắt ngang hình thang cân, để từ đó phục vụ cho thiết kế công trình có sử dụng nước nhảy trên lòng dẫn lăng trụ mặt cắt ngang hình thang cân (đáy bằng, mái dốc m = 1).

9. Những đóng góp mới của luận án

(1) Luận án đã tích phân phương trình vi phân cơ bản Navier-Stokes, đã xác định được công thức lý thuyết về tính độ sâu dòng chảy sau khu xoáy (3.36) với điều kiện M1 ≥ 0,2 và đề xuất thông số về tỷ lệ hệ số động lượng giữa các mặt cắt trước và sau khu xoáy (k).

(2) Xác định công thức về quy luật biến đổi chiều dài dòng chảy (3.40) theo phương trình năng lượng.

(3) Nghiên cứu đối với nước nhảy ổn định (số FrD1 = 4,0 ÷ 9,0) trong kênh hình thang cân đáy bằng, mái dốc m = 1, đã xác định được:

+ Tỷ lệ hệ số động lượng khu xoáy để áp dụng công thức (3.36) tốt nhất là k = 0,92. Xây dựng được Bảng 3.9 Hình 3.5 đối mọi giá trị M1 = [0, 1] và công thức thực nghiệm (3.39) về xác định độ sâu dòng chảy sau khu xoáy (yr) của nước nhảy.

+ Thiết lập được công thức bán thực nghiệm (3.50) và công thức thực nghiệm (3.53) với điều kiện (3.54) về xác định chiều dài khu xoáy (Lr) của nước nhảy.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu đặc trưng hình học của nước nhảy đáy trong kênh lăng trụ mặt cắt ngang hình thang

.zip
7.36 MB

Có thể bạn quan tâm