Luận án – Nghiên cứu đề xuất giải pháp và đánh giá chức năng giảm sóng của công trình đê rỗng phức hợp bảo vệ bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu đề xuất giải pháp và đánh giá chức năng giảm sóng của công trình đê rỗng phức hợp bảo vệ bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: , Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tiến

2. Tên luận án: Nghiên cứu đề xuất giải pháp và đánh giá chức năng giảm sóng của công trình đê rỗng phức hợp bảo vệ bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên.

3. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy; Mã số: 9 58 02 02

4. Người hướng dẫn khoa học:

(1). PGS.TS. Tô Văn Thanh

(2). GS.TS. Thiều Quang Tuấn

5. Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Thông tin luận án

6. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất được giải pháp công trình đê giảm sóng có cấu trúc lắp ghép linh hoạt, bằng các cấu kiện bê tông khối rỗng đúc sẵn định hình và xây dựng được phương pháp tính toán truyền sóng cho công trình gắn với điều kiện tự nhiên vùng biển Tây của đồng bằng sông Cửu Long.

6.2. Đối tượng nghiên cứu

Công trình đê giảm sóng có dạng kết cấu mới và cơ chế tiêu hao năng lượng sóng khi truyền qua công trình.

6.3. Phạm vi nghiên cứu

Đê giảm sóng ngầm dạng rỗng lắp ghép thêm hệ cọc bên trên đỉnh đê ngầm (luận án gọi là Công trình đê rỗng phức hợp), công trình xây dựng trên bãi biển bùn phía trước đai rừng ngập mặn bị xói lở từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.

7. Các phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu tổng quan.

– Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp lý thuyết năng lượng sóng.

– Phương pháp chuyên gia.

– Phương pháp nghiên cứu ứng dụng.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nghiên cứu luận án đã vận dụng một cách sáng tạo giữa lý thuyết cân bằng năng lượng sóng với nghiên cứu thực nghiệm mô hình vật lý để phân tích, xác định được mức độ ảnh hưởng của các tham số chi phối cơ bản và xây dựng được phương pháp tính toán truyền sóng cho loại công trình đê giảm sóng có dạng kết cấu mới, phi truyền thống.

Giải pháp công trình đê rỗng phức hợp đáp ứng được khá đầy đủ các tiêu chí đa mục tiêu của một giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ bờ biển, hoàn toàn khả thi khi xem xét ứng dụng vào thực tiễn cho mục đích giảm sóng bảo vệ bờ biển bùn rừng ngập mặn bị xói lở từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên thuộc vùng biển phía Tây của đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, kết quả nghiên của luận án đã ứng dụng để tính toán, lựa chọn phương án công trình đê rỗng phức hợp (công trình thử nghiệm của Đề tài cấp Quốc gia, mã số ĐTĐL.CN-09/17) trong chức năng thiết kế giảm sóng hỗ trợ trồng cây ngập mặn ven biển.

9. Những đóng góp mới của luận án

1- Nghiên cứu đề xuất được giải pháp công trình đê rỗng có cấu trúc phức hợp, lắp ghép linh hoạt bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn định hình, thay thế cho vật liệu đá đỗ truyền thống. Trong đó, phần khối đế là một thân đê ngầm rỗng, tiêu hao năng lượng sóng thông qua quá trình sóng vỡ, ma sát và dòng chảy thân đê, phần hệ cọc bên trên đỉnh đê ngầm tiêu hao năng lượng sóng nhờ công của lực cản. Tính mới và trình độ sáng tạo của giải pháp công trình này chính là việc đề xuất bố trí linh hoạt thêm hệ cọc bên trên đỉnh đê ngầm để tăng hiệu quả giảm sóng của đê ngầm, nhưng không ngăn cản hoàn toàn sự lưu thông của nước qua tuyến đê, giúp duy trì các quá trình trao đổi chất, trao đổi nước bên trong và ngoài tuyến đê, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên vùng phụ cận, đồng thời còn có khả năng gây bồi, tạo bãi, hỗ trợ bảo tồn hay tái sinh hệ sinh thái rừng ngập mặn phía biển Tây của đồng bằng sông Cửu Long, kết cấu công trình phù hợp với địa chất nền bùn mềm yếu khả năng chịu tải kém, thi công lắp đặt nhanh, giá thành hợp lý, có khả năng luân chuyển tái sử dụng.

2- Xây dựng được phương pháp và thiết lập được công thức tổng quát dạng bán thực nghiệm lượng hóa hệ số truyền sóng của công trình gắn với điều kiện tự nhiên vùng biển Tây của ĐBSCL.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu đề xuất giải pháp và đánh giá chức năng giảm sóng của công trình đê rỗng phức hợp bảo vệ bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên

.zip
9.58 MB

Có thể bạn quan tâm