Luận án – Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo Lưu Free

Luận án – Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 4 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Đề tài: Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo

Chuyên nghành: Kiến trúc

Mã số: 9580101

Họ và tên NCS: Nguyễn Việt Khoa

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nam

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Xây dựng

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

– Quan điểm mới:

+ Không gian nội thất phòng học trong trường mẫu giáo không chỉ là không gian giữ trẻ, mà còn là một không gian giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo – một không gian tự nhận thức, tự học, tự sáng tạo của trẻ em. Tổ chức nội thất phòng học mẫu giáo – là tổ chức một không gian trải nghiệm, tự nhận thức, không gian phản ánh sở thích, mong muốn của trẻ, giúp phát triển tư duy sáng tạo theo năng lực tự thân.

+ Kiến trúc nội thất phòng học mẫu giáo – là sự phản ánh ước mơ của chính trẻ em, do trẻ em tạo ra.

+ Không gian nội thất phòng học mẫu giáo là một loại hình không gian mở dành cho các hoạt động vui chơi là chính, do chính trẻ trong không gian đó tự hoàn thiện theo ý tưởng của mình. Do đó phòng học là chỗ vui chơi, hoạt động của trẻ.

– Giải pháp mới:

Luận án đã đề xuất 3 quan điểm, 5 nguyên tắc, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng không gian nội thất phòng học mẫu giáo theo hướng PTTDST.

Nhóm giải pháp thứ 1: Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nội thất phòng học mẫu giáo, bao gồm các giải pháp sau:

+ Giải pháp về cấu trúc không gian, phân chia không gian đa cấp độ cho nội thất phòng học mẫu giáo THPTST.

+ Đề xuất điều chỉnh tiêu chuẩn diện tích cho không gian phòng học mẫu giáo đáp ứng yêu cầu theo hướng phát triển tư duy sáng tạo.

+ Đề xuất giải pháp tổ chức các thành phần cấu thành không gian nội thất phòng học mẫu giáo theo hướng PTTDST (tường, trần, sàn, chiếu sáng, mầu sắc…).

Nhóm giải pháp thứ 2. Các giải pháp về trang thiết bị nội thất cho phòng học mẫu giáo theo hướng PTTDST.

Là nhóm các giải pháp được đề xuất theo hướng điều phối kích thước của không gian phòng học mẫu giáo với kích thước của các trang thiết bị nội thất hướng tới khả năng linh hoạt trong chuyển đổi chức năng không gian cũng như công năng của các trang thiết bị nội thất, nhằm tạo ra môi trường phòng học như một không gian lớn của các trò chơi lego, được trẻ em tự đưa ra ý tưởng và tự thực hiện, hình thành một môi trường vừa chơi vận động, vừa là môi trường giao tiếp và trải nghiệm quá trình thực hiện. Thực hiện nguyên tắc chơi mà học.

+ Đề xuất hình thành khối đơn nguyên chức năng, giúp cho giáo viên và trẻ mẫu giáo có khả năng nhanh chóng tổ chức nội thất phòng học theo các hoạt động chức năng khác nhau tùy theo yêu cầu hoạt động.

+ Đề xuất các giải pháp cho thiết bị nội thất: có khả năng lắp ráp theo nhiều phương án với một số lượng hạn chế các chi tiết thành phần.

+ Đề xuất áp dụng hệ module điều phối kích thước cho thiết bị và đồ nội thất./

Tải tài liệu

1.

Luận án – Tổ chức không gian nội thất phòng học trong các trường mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo

.zip
8.40 MB

Có thể bạn quan tâm