Luận án Quản lý Nhà nước về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam Lưu Free

Luận án Quản lý Nhà nước về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tác giả: Hoàng Thị Lịch

Tên đề tài: Quản lý Nhà nước về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam

Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải

Mã số: 9840103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Thuỷ

TS. Bùi Thiên Thu

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN

1. Mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của luận án là hệ thống hoá cơ sở lý luận về dịch vụ cảng biển, QLNN về dịch vụ cảng biển; phân tích thực trạng và đo lường tác động của QLNN đối với dịch vụ cảng biển tại Việt Nam thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng và các phương pháp khác. Trên cơ sở đó, NCS đánh giá những điểm mạnh và những hạn chế của hoạt động QLNN đối với dịch vụ cảng biển tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam nhằm phát triển dịch vụ cảng biển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN cảng biển tại Việt Nam trong tương lai.

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nội dung của QLNN đối với dịch vụ cảng. Đối tượng cụ thể của luận án bao gồm: Cơ sở lý luận về dịch vụ cảng biển và QLNN về dịch vụ cảng biển; Thực trạng QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam; Tác động của QLNN đối với dịch vụ cảng biển tại Việt Nam.

Nội dung gồm 5 chương tương ứng với 5 vấn đề sau: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến QLNN về dịch vụ cảng biển; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm QLNN về dịch vụ cảng biển; Phương pháp nghiên cứu; Thực trạng và tác động của QLNN đối với dịch vụ cảng biển tại Việt Nam; Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam.

2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như điều tra thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, hồi quy. Ngoài ra luận án còn sửdụng phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm, liệt kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học: Bổ sung cơ sở lý luận về dịch vụ cảng biển, nội dung QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đó các cơ quan QLNN về dịch vụ cảng biển sẽ có căn cứ để nâng cao hoạt động QLNN về dịch vụ cảng biển trong tương lai nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các loại hình dịch vụ cảng biển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam và hội nhập với khu vực và trên thế giới.

4. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận án

Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề về lý luận về dịch vụ cảng biển và QLNN về dịch vụ cảng biển. Đây là vấn đề mới và rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật khi Kinh tế biển được đặc biệt coi trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân.

Luận án đã tổng kết những kinh nghiệm QLNN về dịch vụ cảng biển tại một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Nhật và Trung quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Luận án đã phân tích thực trạng nội dung QLNN về dịch vụ cảng biển Việt Nam. Đồng thời luận án đã đánh giá tác động của các yếu tố QLNN đối với dịch vụ cảng biển tại Việt Nam trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy và bằng công cụ xử lý thông tin SPSS 22.0

Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN đối với dịch vụ cảng biển tại Việt Nam.

Tải tài liệu

1.

Luận án Quản lý Nhà nước về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam

.zip
2.16 MB

Có thể bạn quan tâm