NỘI DUNG BẢN TRÍCH YẾU
1. Tên tác giả: Nguyễn Minh Việt
2. Tên luận án: Nghiên cứu giải pháp giảm ứng suất nhiệt của bê tông đầm lăn trong xây dựng công trình thủy lợi thủy điện tại Việt Nam
3. Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy; Mã số: 62. 58. 02. 02
4. Người hướng dẫn:
GV hướng dẫn 1 : PGS.TS. Hoàng Phó Uyên
GV hướng dẫn 2 : GS.TS. Phạm Ngọc Khánh
5. Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
6. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
6.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định quá trình phát triển nhiệt độ, trường ứng suất nhiệt trong đập bê tông đầm lăn (BTĐL) dựa trên những điều kiện ban đầu và điều kiện biên.
Đề xuất việc lựa chọn hàm lượng và thành phần vật liệu, chất kết dính (CKD), đề xuất các giải pháp giảm nhiệt để khống chế các vết nứt do ứng suất nhiệt trong quá trình thi công, vận hành đập BTĐL phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Đập BTĐL đã và đang xây dựng tại Việt Nam.
7. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp tổng hợp, phân tích và kế thừa các nghiên cứu đã có Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp thí nghiệm trong phòng
Phương pháp mô hình toán
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nhiệt và gây ra ứng suất nhiệt trong quá trình thi công BTĐL.
Khẳng định lợi ích của việc sử dụng phụ gia khoáng (PGK) là một trong những biện pháp giảm nhiệt độ sinh ra trong thi công BTĐL, đẩy nhanh tốc độ thi công đập BTĐL.
9. Đóng góp mới của luận án
Đã đề xuất hiệu chỉnh công thức tính toán nhiệt thủy hóa của BTĐL phù hợp với đặc điểm một số loại xi măng của Việt Nam.
Đã xây dựng được mô đun chuyên dụng tích hợp với phần mềm ANSYS phân tích trường nhiệt và ứng suất nhiệt của đập BTĐL.
Đã sử dụng mô đun trên để khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng gồm: nhiệt độ của môi trường, độ ẩm của không khí, hàm lượng khoáng C3A + C3S của XM, nhiệt độ đổ của bê tông, hàm lượng PGK đến trường ứng suất nhiệt trong đập BTĐL phù hợp với điều kiện ba vùng đặc trưng gồm: miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.