Luận án Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng- Bạc Liêu Lưu Free

Luận án Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng- Bạc Liêu

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 12 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên luận án: “Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng- Bạc Liêu”

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản, Mã số: 62 62 03 01

Họ tên nghiên cứu sinh: Mai Viết Văn

Người hướng dẫn khoa học:

PGs.Ts. Nguyễn Anh Tuấn

Ts. Trần Đắc Định

Gs.Ts. Jacques Moreau

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ

1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu “Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu” được thực hiện từ năm 2007 đến 2012 nhằm mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển đối tượng nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven bờ Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước mặt tại vùng cửa sông, ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu trong thời gian nghiên cứu nằm trong giới hạn cho phép bảo vệ đời sống thủy sinh và nuôi trồng thủy sản. Nguồn lợi thủy sinh vật phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu đa dạng và phong phú: đã có 232 loài thực vật phù du, 246 loài động vật phù du, 239 loài cá và 26 loài tôm được ghi nhận. Trong đó, phát hiện được 06 loài tảo tiết độc tố độc hại đối với động vật thủy sản và sức khỏe con người: Dinophysis miles, Dinophysis tripos (tảo giáp), Chaetoceros curvisetus, Chaetoceros debilis, Pseudo-nitzschia delicatissima, Pseudo-nitzschia pungens (tảo khuê); 09 loài tảo có khả năng gây hại đối với cá, tôm và động vật không xương sống: Neoceratium furca, Neoceratium fusus, Neoceratium macroceros, Ceratium hirundinella, Neoceratium tripos, Diatoma tenuis, Prorocentrum micans (tảo giáp), Chaetoceros convolutus (tảo khuê) và Pediastrum biradiatum (tảo lục); và 3 loài cá quý hiếm với các mức độ đe dọa khác nhau: cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda) ở bậc E; cá mang rỗ (Toxotes chatareus) ở bậc T và cá bò râu (Anacanthus barbatus) ở bậc R. Một số loài cá thường gặp với sản lượng chiếm ưu thế trong khai thác tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu đạt giai đoạn thành thục sinh dục với kích cỡ nhỏ, cá sinh sản phân đợt, mùa sinh sản kéo dài trong năm và có sức sinh sản lớn.

Mô hình Ecopath vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu đã ước tính được tổng sinh khối của các nhóm chức năng khai thác là 3,99 tấn.km-2. Các nhóm loài chức năng đã được phân thành 4 bậc dinh dưỡng trong đó bậc dinh dưỡng thứ II và thứ III đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa dinh dưỡng như là vật mồi hoặc bị khai thác. Hiệu suất dinh dưỡng của nhóm loài chức năng bị khai thác bởi các hoạt động nghề cá tương đối cao. Các nhóm loài này đã bị khai thác bởi các ngư cụ có kích thước mắc lưới nhỏ và các sinh vật nhỏ đã trở thành vật mồi triệt để cho các nhóm loài chức năng khác trong hệ sinh thái. Nguồn lợi khai thác hải sản của vùng nghiên cứu đang bị suy giảm dưới áp lực gia tăng nỗ lực khai thác. Xu hướng biến động sản lượng theo nỗi lực khai thác đã được dự đoán. Kế hoạch cắt giảm số lượng tàu thuyền khai thác có công suất nhỏ (<90CV) hoạt động ở vùng ven bờ cùng với việc triển khai các quy định quản lý thích hợp là những giải pháp hữu hiệu để đạt được sản lượng khai thác bền vững ở địa phương.

2. Những kết quả mới của luận án:

• Kết quả phân tích biến động hàm lượng các yếu tố môi trường nước vùng nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng môi trường phục vụ bảo vệ đời sống thủy sinh vùng ven biển địa phương.

• Đề tài đã cung cấp một số thông tin mới về đời sống quần xã thủy sinh vật, làm cơ sở để quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển địa phương.

• Cung cấp những thông tin về đặc điểm sinh học sinh trưởng, đặc điểm phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển nhằm phục vụ cho công tác phát triển đối tượng nuôi thủy sản nước lợ ở địa phương và ĐBSCL.

• Các mô hình Ecopath, Ecosim có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, có thể ứng dụng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long nhất là trên địa bàn Sóc Trăng, Bạc Liêu.

• Đề tài có thể bổ sung kiến thức và các kỹ năng sử dụng mô hình Ecopath with Ecosim cho sinh viên, học viên cao học ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản để có thể ứng dụng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại địa phương sau khi ra trường.

3. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

• Có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu này để làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản và phát triển đối tượng nuôi trồng thủy sản ven biển ở địa phương.

• Cần tiếp tục nghiên cứu về biến động hàm lượng kim loại nặng trong nước để chọn đối tượng và bố trí lịch thời vụ nuôi thích hợp.

• Tiếp tục nghiên cứu quy luật phân bố và mật độ của các loài tảo độc và loài tảo có thể gậy hại để có các cảnh báo cho nuôi trồng thủy sản và sức khoẻ con người.

• Trong các chương trình nghiên cứu sẽ và đang thực hiện ở vùng biển Việt Nam cần quan tâm bổ sung, hiệu chỉnh phương pháp thu thập dữ liệu để thiết lập cơ sở dữ liệu phù hợp cho mô hình Ecopath/Ecosim.

Tải tài liệu

1.

Luận án Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng- Bạc Liêu

.zip
6.34 MB

Có thể bạn quan tâm