TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN CỦA NCS. NGUYỄN CÔNG HOAN
Tên luận án: Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật góp phần kinh doanh rừng trồng Tếch (Tectona grandis L. f.) tại Sơn La
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62.62.02.05
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Công Hoan Khóa đào tạo: 2009 – 2012
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Vũ Tiến Hinh, Trường Đại học Lâm Nghiệp
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Sinh, Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Mật độ hiện tại rừng trồng Tếch dao động từ 550 – 1.220 cây/ha. Các lâm phần hoàn toàn chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa đồng bộ.
2. Quy luật phân bố N/D1.3, N/Hvn tồn tại dạng đường cong một đỉnh lệch trái được mô phỏng bằng hàm Weibull. Giữa chiều cao và đường kính thân, đường kính tán và đường kính thân tồn tại mối quan hệ chặt chẽ.
3. Sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Tếch tăng nhanh trong những năm đầu (từ 2 – 7 tuổi) sau đó chậm dần. Tuổi tiến hành khai thác chính trong khoảng từ 25 – 27 năm.
4. Tổng sinh khối rừng trồng Tếch dao động từ 89,76 – 110,76 tấn/ha tùy theo cấp đất.
5. Tổng lượng các bon tích lũy rừng trồng Tếch dao động từ 45,59 – 56,22 tấn/ha, trong đó chủ yếu tập trung ở tầng cây cao, chiếm 95,48 – 95,55 %, tầng thảm mục chiếm 2,73 – 3,18 % và trong cây bụi, thảm tươi chiếm 1,33 – 1,70 %.
6. Xác định được biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch tại Sơn La như sau:
– Mật độ trồng ban đầu là 2.500 cây/ha, cự ly trồng 2 x 2 m.
– Trồng rừng theo mô hình Nông lâm kết hợp trong 2 – 3 năm đầu.
– Phải chăm sóc rừng trồng trong 3 năm đầu.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
– Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và tích lũy các bon cho rừng trồng Tếch ở các tỉnh Miền Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng.
– Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La và là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu khoa học liên quan tiếp theo.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
– Cần có những hướng nghiên cứu tiếp theo để lập được bảng tra sinh khối và tích lũy các bon cho rừng trồng Tếch tại Sơn La.
– Tiếp tục nghiên cứu khả năng tích lũy các bon trong đất dưới rừng trồng Tếch.
– Tính được lợi nhuận chủ rừng được hưởng từ dịch vụ chi trả môi trường rừng.