Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử Lưu Free

Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử

Chuyên ngành: Di truyền Chọn giống;                                            Mã số: 62.62.01.11

Họ tên nghiên cứu sinh: Phùng Tôn Quyền                                  Khóa đào tạo: Năm 2010

Người hướng dẫn khoa học:

1. Người hướng dẫn 1: PGS.TS Vũ Đức Quang

2. Người hướng dẫn 2: TS Lưu Thị Ngọc Huyền

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Những đóng góp mới của luận án

Ở nước ta nhiều năm qua, rầy nâu (Nilaparvata Lugens Stal) là một trong số các loại côn trùng gây hại và làm giảm nghiêm trọng tới năng suất và sản lượng lúa. Để góp phần vào chiến lược an ninh lương thực trong nước thì trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn tạo ra những giống lúa thuần ưu việt, kháng ổn định rầy nâu, năng suất cao chất lượng tốt.

– Để chọn tạo ra các giống lúa mới với các yêu cầu trên, bổ sung cho cơ cấu giống lúa Vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta, đề tài đã sử dụng nguồn vật liệu lai ưu tú để lai tạo, kết hợp với phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (MAS -Marker-Assisted Seletion) sử dụng các chỉ thị phân tử liên kết với các gen mong muốn vừa nâng cao hiệu quả chọn lọc, vừa rút ngắn thời gian chọn giống.

– Từ năm 2007 đến nay, đã đánh giá được tính kháng rầy nâu của 144 dòng/giống lúa hiện đang trồng phổ biến ở ĐBSH và ĐBSCL. Các kết quả nghiên cứu cho thấy độc tính của rầy nâu tại các tỉnh phía Bắc đang có chiều hướng tăng lên so với các năm trước; hầu hết các giống trồng phổ biến bị nhiễm rầy.

– Đã đánh giá tính kháng rầy nâu của các dòng/giống mang gen kháng rầy làm vật liệu lai hồi giao. Xác định được dòng IS1.2 kháng cao với quần thể rầy nâu ở ĐBSH và ĐBSCL, mang hai gen kháng rầy Bph3 và BphZ(t) làm dòng cho gen kháng và IR64 làm giống nhận gen kháng.

– Đã sử dụng phương pháp lai hồi giao kết hợp với tự thụ, chọn lọc gen kháng phối hợp đánh giá tính kháng rầy nâu và chọn giống truyền thống. Năm 2010, trong số 27 dòng lúa thuần có triển vọng kháng rầy nâu năng suất cao, qui tụ 2 gen kháng rầy nâu vào 1 giống lúa, có sử dụng chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen kháng đã chọn lọc được 03 dòng lúa ưu tú: Dòng DTR64, KR8-1(KR8) và KR8-2.

– Đã xác định tính kháng rầy nâu của 3 dòng trên trong nhà lưới, bằng phương pháp chuẩn của IRRI với các nguồn rầy nâu thu thập tại Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Đồng Tháp, dạt điểm kháng rầy từ 1 đến 3.

– Vụ xuân năm 2011, đã đưa đi khảo nghiệm VCU dòng DTR64, tuy dòng này kháng rầy tốt, nhưng vẫn còn tồn tại 1 số đặc tính nông sinh học khác do vậy dẫn đến năng suất thực tế chưa vượt KD18.

– Vụ xuân năm 2012, dã đưa đi khảo nghiệm VCU dòng KR8, kết quả xác định KR8 là giống lúa kháng rầy, năng suất vượt trội so với KD18.

– Đề tài đã chọn tạo được giống lúa KR8 có năng suất vụ xuân từ 6,78 – 7,06 (tấn/ha), vụ mùa 5,94 – 6,30 (tấn/ha). Trong khảo nghiệm quốc gia năng suất trung bình tại 8 tỉnh phía Bắc giống KR8 đạt 6,48 (tấn/ha), trong đó KD18 đạt 6,20 (tấn/ha), như vậy KR8 có năng suất cao hơn KD18 là 9,5%. Giống KR8 đã đạt năng suất cao trong điều kiện thâm canh vụ xuân đạt 7,12 đến 7,15 (tấn/ha), vụ mùa đạt 6,08 đến 6,30 (tấn/ha).

– Vụ xuân 2012, giống KR8 đã được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng và phân bón Quốc gia, đánh giá là giống có triển vọng, kháng rầy nâu.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử

.zip
7.30 MB

Có thể bạn quan tâm