Luận án Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum Lưu Free

Luận án Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , , Lượt xem: 6 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN KHOA HỌC
 Về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án tiến sĩ
I. Thông tin chung:
1- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo.
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum.
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học lâm nghiệp.
2 – Nghiên cứu sinh.
Họ tên NCS: Nguyễn Tấn Liêm.
Khóa đào tạo: 2010 – 2014.
Chuyên ngành: Lâm sinh. Mã số: 62 62 60 01.
 3 – Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phùng Văn Khoa – Trường Đại học Lâm nghiệp.
GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung – Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
II. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
1- Về mặt học thuật: Đây là công trình nghiên cứu thủy văn rừng. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung về nội dung và phương pháp nghiên cứu thủy văn rừng quy mô lưu vực ở Việt nam.
2- Về mặt lý luận. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ và vai trò của rừng đối với sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy sông, suối của lưu vực sông Đăkbla, là tài liệu phục vụ nghiên cứu thủy văn rừng ở khu vực Tây nguyên và Việt nam.
3 – Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
3.1. Biến động về sản lượng và chất lượng nước của dòng chảy sông, suối là kết quả tác động đồng thời của nhiều nhân tố môi trường khác nhau như lượng mưa, độ dốc, chỉ số hình dạng lưu vực và thảm thực vật rừng che phủ trên bề mặt của lưu vực, trong đó tổ hợp hai nhân tố lượng mưa và độ che phủ rừng cùng ảnh hưởng khá rõ rệt.
3.2. Rừng có khả năng điều tiết sản lượng nước trong dòng chảy thông qua hai chỉ tiêu độ che phủ rừng và tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình.
– Mối liên hệ giữa lượng mưa và độ che phủ rừng với khả năng điều tiết nước trên một đơn vị diện tích của lưu vực khá chặt chẽ, có thể được mô phỏng bằng các mô hình toán học. Trong điều kiện lượng mưa bình quân năm tương đối ổn định, độ che phủ rừng càng lớn làm cho khả năng điều tiết nước trên một đơn vị diện tích lưu vực càng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, độ che phủ rừng không phải nhân tố quyết định làm thay đổi chế độ dòng chảy sông suối của lưu vực, mà chỉ có vai trò điều tiết ở mức độ nhất định.
– Mối liên hệ giữa lượng mưa và tỷ lệ diện tích rừng giàu và rừng trung bình với khả năng điều tiết nước trên một đơn vị diện tích của lưu vực khá chặt chẽ và có thể được mô phỏng bằng các mô hình toán học. Trong điều kiện lượng mưa bình quân năm tương đối ổn định, tỷ lệ diện tích rừng giàu và rừng trung bình càng lớn làm cho khả năng điều tiết nước trên một đơn vị diện tích lưu vực càng lớn nhưng trong phạm vi giới hạn.
3.3. Rừng có vai trò nâng cao chất lượng nước trong dòng chảy sông suối. Mối liên hệ giữa lượng mưa và độ che phủ rừng với lượng bùn cát lơ lửng trong dòng chảy dòng chảy sông suối tương đối chặt chẽ và có thể được mô phỏng bằng các mô hình toán học. Trong điều kiện lượng mưa bình quân tương đối ổn định, độ che phủ rừng tăng thì lượng chất bùn cát lơ lửng trên mỗi đơn vị diện tích của lưu vực trong mùa lũ sẽ giảm và ngược lại, từ đó làm nâng cao chất lượng nước của lưu vực.
3.4. Trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu, để nâng cao tối đa sản lượng nước trong dòng chảy sông suối trong mùa khô hạn và hạn chế thấp nhất lượng chất bùn cát lơ lửng trong mùa lũ trên lưu vực sông Đăkbla, quy mô diện tích rừng cần thiết trên lưu vực là khoảng 205.000 ha, tương ứng độ che phủ rừng 67%, trong đó diện tích rừng giàu và trung bình chiếm trên 50%.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum

.zip
2.13 MB

Có thể bạn quan tâm