CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế
Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế luôn gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Sự xuất hiện các công ty có số vốn lớn ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp v.v… đã khắc phục được những hạn chế về vốn của các tổ chức, cá nhân. Quá trình tích tụ vốn trong các công ty để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 và đặc biệt sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh các nước đã chú trọng đến việc khôi phục đất nước và đầu tư cho phát triển kinh tế nên đã tạo ra một quá trình sáp nhập các doanh nghiệp, công ty để hình thành nên các tập đoàn kinh tế. Khi mới hình thành các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung hoạt động trong những ngành mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao của quốc gia đó. Trải qua quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhận thấy cần phải đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh ra các quốc gia trên thế giới từng bước hình thành các công ty hoạt động xuyên quốc gia.
Kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn kinh tế đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT là một tất yếu khách quan song cũng là một quá trình lâu dài, gắn liền với sự tập trung, tích tụ sản xuất và nhu cầu tự nhiên về hợp tác, liên kết SXKD của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển theo cơ chế cạnh tranh và thị trường.
Việc tập trung đầu tư vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào SXKD đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát triển nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế ra đời phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó nó còn thể hiện vai trò đầu tàu và chi phối nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế của các quốc gia như năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp v.v….
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Tập đoàn kinh tế (TĐKT), không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn là nội dung tranh luận trên phạm vi quốc tế và giữa các nhà khoa học kinh tế.
Ở các nước phương Tây: TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty, hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ [44], hoặc đó là một TĐKT về tài chính, gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác [45]
Tại Malaysia và Thái Lan: TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ – công ty con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập.
Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) thì “TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển.” [10]
Tóm lại, mặc dù còn có những sự khác biệt trong nhận thức về TĐKT, tuy nhiên có thể thấy các quan niệm về TĐKT ở trên đều thống nhất ở một số điểm sau đây:
+ TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay một số ngành có quan hệ với nhau về vốn, quản trị, công nghệ, thương hiệu, thị trường và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết.
trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó nó còn thể hiện vai trò đầu tàu và chi phối nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế của các quốc gia như năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp v.v….
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Tập đoàn kinh tế (TĐKT), không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn là nội dung tranh luận trên phạm vi quốc tế và giữa các nhà khoa học kinh tế.
Ở các nước phương Tây: TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty, hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ [44], hoặc đó là một TĐKT về tài chính, gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác [45]
Tại Malaysia và Thái Lan: TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ – công ty con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập.