Luận án Nghiên Cứu Biến Đổi Kích Thước Và Chức Năng Nhĩ Trái Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Bằng Siêu Âm Doppler Tim Lưu Free

Luận án Nghiên Cứu Biến Đổi Kích Thước Và Chức Năng Nhĩ Trái Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Bằng Siêu Âm Doppler Tim

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch

1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp

Theo định nghĩa của WHO: một người trưởng thành (≥ 18 tuổi) được gọi là tăng huyết áp động mạch khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp [18].

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: ở người lớn tuổi, huyết áp tâm thu thường có xu hướng tăng, huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg, và huyết áp tâm trương < 90 mmHg, được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: thường xảy ra ở tuổi trung niên, tăng huyết áp tâm trương thường được định nghĩa khi huyết áp tâm thu < 140 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp “áo choàng trắng”: nhiều bệnh nhân khi đo huyết áp tại bệnh viện hoặc phòng khám thấy huyết áp tăng, trong khi đo huyết áp 24h hàng ngày lại bình thường. Tình trạng này được gọi tăng huyết áp “áo choàng trắng”. Tỷ lệ tăng huyết áp áo choàng trắng khoảng 10-30% trên những bệnh nhân tăng huyết áp nhưng chỉ < 10% ở tăng huyết áp độ 2 và độ 3. Chẩn đoán tăng huyết áp áo choàng trắng khi đo huyết áp nhiều lần đi khám đều tăng ≥ 140 mmHg nhưng huyết áp 24 giờ < 125/80 mmHg. Tăng huyết áp áo choàng trắng có thể khởi đầu của tăng huyết áp thực sự và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch [18], [109].

Tăng huyết áp ẩn dấu: khi đo huyết áp ở phòng khám bình thường, nhưng đo vào các thời điểm khác nhau được xác định có tăng huyết áp, như đo tại nơi làm việc hay tại nhà. Những bệnh nhân này có nguy cơ tổn thương cơ quan đích cao hơn những người có huyết áp luôn bình thường. Tăng huyết áp ẩn dấu được phát hiện bằng việc theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ và đo huyết áp tại nhà. Cách sống sinh hoạt có thể liên quan đến hiện tượng này, chẳng hạn như việc sử dụng rượu, thuốc lá, cà phê, hoặc hoạt động thể lực hàng ngày [27].

Tăng huyết áp giả tạo: ở một số bệnh nhân lớn tuổi, các động mạch ngoại biên rất cứng và đôi khi bị canxi hóa, xơ vữa động mạch. Kết quả, băng quấn phải có áp lực cao hơn để ép lại, do đó có thể xuất hiện tăng huyết áp giả tạo. Rất khó phát hiện hiện tượng này trên lâm sàng. Một số kỹ thuật không xâm nhập được sử dụng để phát hiện như nghiệm pháp Osler (động mạch cánh tay hay động mạch quay vẫn bắt được, dù băng quấn đã bơm căng trên cả huyết áp tâm thu, dấu hiệu Osler dương tính). Người ta cho rằng huyết áp ở ngón tay có thể ít bị ảnh hưởng do sự gia tăng độ cứng của động mạch lớn. Sử dụng tiêu chuẩn có sự khác nhau giữa huyết áp cánh tay và huyết áp ngón tay > 30 mmHg. Đo huyết áp trực tiếp qua động mạch quay là phương pháp chính xác nhất để loại trừ tăng huyết áp giả tạo [27].

1.1.2. Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp

Tăng huyết áp, nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm và phức tạp đe doạ tính mạng bệnh nhân, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình cũng như toàn xã hội. Theo nghiên cứu của Francisco và cộng sự nhận thấy tỷ lệ gặp các biến chứng tim mạch chính ở bệnh nhân tăng huyết áp khoảng 4,67% mỗi năm [62]. Mức độ huyết áp càng cao, tỉ lệ các biến chứng càng nhiều. Nếu không được điều trị có tới 50% bệnh nhân tăng huyết áp sẽ tử vong do bệnh động mạch vành và suy tim, 33% bệnh nhân đột quỵ, 10-15% bệnh nhân xuất hiện suy thận [62], [98], [109].

1.1.2.1 Biến chứng tim của tăng huyết áp

*Phì đại thất trái do tăng huyết áp

Phì đại thất trái (PĐTT) biểu hiện sự thay đổi sinh lý của tim nhằm thích ứng với tình trạng quá tải áp lực trong tăng huyết áp. Sự tăng sức căng lên thành thất gây ra cơ chế chủ yếu dẫn đến PĐTT trong tăng huyết áp và yếu tố huyết áp quyết định chủ yếu mức độ PĐTT.

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến PĐTT. Ở bệnh nhân tăng huyết áp mức độ nhẹ, PĐTT gặp khoảng 12 – 30%, tăng lên tới 60% ở bệnh nhân tăng huyết áp cần chăm sóc đặc biệt và tới 90% ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng, mạn tính hoặc tăng huyết áp ác tính. Trong tăng huyết áp, PĐTT thường gây ra tái cấu trúc cơ tim, tăng xơ hoá mô kẽ, rối loạn chuyển hoá cơ chất, thay đổi cấu trúc thất trái và vi tuần hoàn mạch vành. Những thay đổi về cấu trúc cơ tim không chỉ là hậu quả của tăng gánh về áp lực mà còn do tác động của những yếu tố như hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron (RAA), lượng muối trong chế độ ăn, tuổi, giới, chủng tộc và mức độ béo phì. Nghiên cứu Framingham nhận thấy tỉ lệ PĐTT trong cộng đồng nam là 23,7% và nữ là 33%. Ở những bệnh nhân có mức huyết áp trên 160/90 mmHg, tỉ lệ PĐTT cao gấp 10 lần so với những người huyết áp bình thường [45], [81], [101], [121]. Tăng huyết áp có béo phì tần suất gặp PĐTT tăng gấp 2 lần so với bệnh nhân tăng huyết áp không có béo phì. Mức độ PĐTT tỷ lệ thuận với huyết áp đo liên tục và huyết áp đo tại phòng khám, cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Một số nghiên cứu nhận thấy khi sử dụng các liệu pháp điều trị tăng huyết áp sẽ làm giảm khối lượng cơ thất trái và bề dày thành thất, làm thoái triển PĐTT.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên Cứu Biến Đổi Kích Thước Và Chức Năng Nhĩ Trái Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Bằng Siêu Âm Doppler Tim

.zip
2.43 MB

Có thể bạn quan tâm