Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến độ phì của đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương Lưu Free

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến độ phì của đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 6 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến độ phì của đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương”

Chuyên ngành: Lâm sinh                                                 Mã số: 62.62.02.05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Kiều Tuấn Đạt

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. TS. Phạm Thế Dũng

2. PGS. TS. Ngô Đình Quế

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đã làm tăng độ phì của đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương cụ thể như sau:

· Về độ phì của đất: Dung trọng đất được cải thiện rõ rệt, thành phần cơ giới của đất sau 11 năm ít bị xáo trộn và qua nhiều chu kỳ (CK) kinh doanh có thể góp phần cải thiện kết cấu đất. Chỉ tiêu pH của đất ít thay đổi cho thấy, trồng rừng Keo lá tràm không làm chua đất kể cả khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT. Để lại VLHCSKT làm tăng lượng tích lũy Carbon và các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong đất ở tầng đất mặt từ 0 – 10cm tăng từ 7,04% đến 13,64% so với lấy đi VLHCSKT. Khi lấy đi VLHCSKT thì lân dễ tiêu và các Cation trao đổi Caxi, Magiê thiếu hụt rất lớn. Để lại VLHCSKT còn làm cải thiện đặc điểm sinh học của đất thông qua hệ động vật đất và vi sinh vật được cải thiện rõ rệt, nhất là trong mùa mưa.

· Về năng suất và sinh khối rừng: Trữ lượng rừng sau 5 năm ở CK3 khi để lại VLHCSKT có bón bón bổ sung 300g lân P205/cây (Fh) đạt 185,6 m3/ha; chỉ cần để lại VLHCSKT (Fm) trữ lượng là 169,3 m3/ha và cao hơn nhiều so với lấy đi VLHCSKT (Fl) chỉ có 155,4 m3/ha và tương ứng với MAI tăng từ 3 – 6 m3/ha/năm so với đối chứng. Hơn nữa, ở CK3 bằng việc để lại VLHCSKT và nguồn giống được cải thiện đã góp phần tăng trữ lượng rừng 11% so với CK2 và 41% so với CK1 mặc dù tuổi rừng thấp hơn. Rừng CK3 sau 5 năm công thức Fh có MAI đạt 37,1m3/ha/năm so với 30,1m3/ha/năm ở CK2 và 18,6 m3/ha/năm ở CK1. Sinh khối rừng ở CK3, công thức Fh đạt 142,8 tấn/ha vượt 10,2% so với Fm và 17,6% so với đối chứng (Fl). Khi so sánh qua 3 chu kỳ thì sinh khối khô ở CK3 tăng 10% so với CK 2 và 179% so với CK1 mặc dù tuổi rừng thấp hơn.

· Về dinh dưỡng rừng trồng ở chu kỳ 3 Trên đất xám vàng phát triển trên phù sa cổ tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương sau 11 năm nghiên cứu (6 năm chu kỳ 2 và 5 năm chu kỳ 3) cho thấy: Khi để lại VLHCSKT cùng với lượng vật rụng hàng năm sẽ trả lại cho đất khoảng 55,05 tấn khô tương ứng với lượng dinh dưỡng gấp từ 3 – 6 lần so với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở tầng từ 0 – 20cm và nguồn dinh dưỡng này có khả năng bù đắp được lượng sử dụng dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm và không cần thiết phải bón bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nếu lượng VLHCSKT và vật rụng bị lấy đi thì lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây thiếu hụt rất lớn.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến độ phì của đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương

.zip
3.47 MB

Có thể bạn quan tâm