Luận án Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Thanh Tra Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Lưu Free

Luận án Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Thanh Tra Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Đề tài luận án: “QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM”

2. Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng                                       Mã số: 62.34.02.01

3. Họ và tên NCS: Trần Huy Trường

4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. TS Nguyễn Ngọc Tuyến

2. PGS.TS Lê Xuân Trường

5. Những kết luận mới của Luận án

5.1. Về lý luận

Luận án đã hệ thống hóa, phát triển và bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. Cụ thể là, luận án đã có những đóng góp mới về lý luận sau đây:

Một là, luận án là đã phân tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro về thuế sử dụng trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp theo các tiêu chí động và tiêu chí tĩnh bên cạnh việc phân tích các tiêu chí rủi ro theo định lượng và định tính. Các tiêu chí rủi ro về thuế sử dụng trong hoạt động thanh tra thuế đã được các nghiên cứu trước đó công bố nhưng chưa phân loại rõ thành tiêu chí động và tiêu chí tĩnh. Bởi vậy, việc luận án phân chia thành nhóm tiêu chí động và tiêu chí tĩnh có ý nghĩa quan trọng trong áp dụng vào quản lý thuế để nâng cao hiệu quả vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế cho thấy CQT cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực để thanh tra thuế ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao được vị thế ảnh hưởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật thuế nói chung.

Hai là, luận án đã đề xuất các chỉ tiêu định lượng và tiêu chí định tính đánh giá kết quả vận dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. Đây là nội dung chưa từng đề cập trong những nghiên cứu trước đó về vấn đề này ở Việt Nam và quốc tế. Nhờ đề xuất này, luận án tạo ra nền tảng lý luận vững chắc đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.

5.2. Về thực tiễn

Một là, luận án giới thiệu một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế từ các nước tiên tiến, rút ra bài học thiết thực để áp dụng cho Việt Nam, Đây là đóng góp quan trọng cung cấp tài liệu tham khảo bổ ích cho việc đẩy mạnh triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Hai là, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai đoạn 2009 – 2014 bằng phương pháp khảo sát thực tế của người nghiên cứu (nguồn tài liệu sơ cấp) kết hợp với nguồn tài liệu thứ cấp do các cơ quan chuyên ngành (Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê…) công bố. Kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế được đánh giá theo logic các tiêu chí quản lý rủi ro đã nêu ở phần lý luận. Qua đó cho thấy, quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định như: số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra tăng qua các năm, qua thanh tra đã làm giảm số lỗ sai quy định…. Bên cạnh những ưu điểm của áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, Luận án đã chỉ ra những tồn tại những hạn chế nhất định như: hệ thống tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế còn có hạn chế, cần được bổ sung hoàn chỉnh; kết quả phân tích rủi ro góp phần xây dựng kế hoạch thanh tra, tổ chức thanh tra còn chưa đáp ứng yêu cầu, cần được nghiên cứu thêm, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời hiện tại và những năm tiếp theo… Đồng thời, Luận án phân tích rõ các nguyên nhân chính của những tồn tại đó để có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Ba là, dựa vào việc phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thời gian qua, luận án đã đưa ra các yêu cầu nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN ở Việt Nam thời gian tới (2015-2025). Từ các yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nền tảng để thúc đẩy áp dụng quản lý rủi ro thanh tra thuế trong thời gian tới như: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN; nâng cao nhận thức cho công chức thuế về sự cần thiết phải áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN; hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung về DN; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra thuế; bổ sung bước đánh giá chất lượng quản lý rủi ro vào quy trình thanh tra thuế; đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế… Đồng thời, để đảm bảo các giải pháp trên có tính khả thi, tác giả cũng khuyến nghị cần thực hiện các giải pháp điều kiện để tạo môi trường áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế, trong đó nhấn mạnh một số giải pháp như: Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra thuế; tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan thuế./.

Tải tài liệu

1.

Luận án Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Thanh Tra Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

.zip
1.40 MB

Có thể bạn quan tâm