Luận án Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) Lưu Free

Luận án Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 1 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái quát ván lạng kỹ thuật

1.1.1. Khái niệm

Ván lạng kỹ thuật hay còn được gọi là Ván trang sức tái tổ hợp (Reconstitued Decorative Veneer) hoặc Gỗ trang sức tái tổ hợp (Reconstitued Decorative Lumber), đôi khi còn gọi là Gỗ kỹ thuật (Engineered Wood)… là loại ván trang sức có màu sắc, hoa văn đặc biệt, được sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu là ván bóc từ các loại gỗ rừng trồng mọc nhanh, qua nhuộm màu, ép lớp, sau đó xẻ hoặc lạng mỏng tạo ra. Quy cách và hoa văn của ván lạng kỹ thuật có thể tạo ra tùy theo yêu cầu của sản phẩm [56] [3].

1.1.2. Sự khác biệt giữa ván lạng kỹ thuật và ván lạng gỗ tự nhiên

Ván lạng kỹ thuật vừa giữ được thuộc tính của gỗ tự nhiên, đồng thời lại làm cho sản phẩm có thêm các đặc điểm mới [40]. So với ván lạng gỗ tự nhiên, ván lạng kỹ thuật có những đặc điểm như:

(1) Màu sắc phong phú, hoa văn đa dạng do màu sắc và hoa văn của ván lạng kỹ thuật có thể tạo ra theo ý tưởng thiết kế của con người, vì thế có thể đạt được hiệu quả mô phỏng hoa văn của một số loại gỗ tự nhiên quý hiếm. Ngoài ra, màu sắc và hoa văn của ván lạng kỹ thuật được tạo ra còn có chiều sâu và độ sáng cao hơn so với ván từ gỗ tự nhiên, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của và tâm lý tiêu dùng của người sử dụng.

(2) Ván lạng kỹ thuật khắc phục được hạn chế về đường kính, kích thước của ván từ gỗ tự nhiên, có thể tạo ra được kích thước tấm ván theo yêu cầu, từ đó đã góp phần giảm một số công đoạn trong quá trình trang sức như: cắt ván, ghép ván,… làm cho quá trình sản xuất có tính liên tục.

(3) Nguồn nguyên liệu phong phú, tỉ lệ lợi dụng nguyên liệu cao. Yêu cầu nguyên liệu trong sản xuất ván lạng kỹ thuật không cao, có thể sử dụng các loại nguyên liệu giá rẻ [53]. Đồng thời trong quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật có thể loại bỏ được một số phần như: mắt gỗ, biến màu,… từ khuyết tật tự nhiên của gỗ. Ngoài ra, màu sắc và hoa văn của sản phẩm có tính quy luật, vì thế đã giảm được nhiều khó khăn trong tính toán gia công ván lạng trong quá trình trang sức bề mặt sản phẩm.

Về tính tự nhiên của sản phẩm, dù sao ván lạng kỹ thuật cũng là loại sản phẩm gia công từ gỗ rừng trồng mọc nhanh, nó không thể có được một số đặc tính mà chỉ gỗ tự nhiên mới có được. Tuy nhiên, hiện tại, đây vẫn là một giải pháp tốt nhất nhằm bổ sung và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên gỗ rừng trồng.

1.1.3. Phân loại ván lạng kỹ thuật

Căn cứ vào tính năng đặc thù của ván lạng kỹ thuật có thể phân thành ván lạng kỹ thuật chậm cháy, ván lạng kỹ thuật chịu nước, ván lạng kỹ thuật chịu ẩm, ván lạng kỹ thuật tiêu âm,…

Căn cứ vào hình thái sản phẩm có thể phân thành hai loại: ván lạng trang sức khi sản phẩm tạo ra bằng phương pháp lạng mỏng hoặc ván xẻ trang sức khi sản phẩm tạo ra bằng phương pháp xẻ.

Căn cứ vào loại keo sử dụng trong sản xuất có thể phân thành ván lạng kỹ thuật ép nguội khi dùng keo đóng rắn ở nhiệt độ thường để sản xuất và ván lạng kỹ thuật ép nhiệt khi dùng keo đóng rắn ở nhiệt độ cao.

Căn cứ vào hoa văn có thể phân thành 3 loại: (1) Ván lạng kỹ thuật vân thẳng hay vân xuyên tâm, là loại ván được lạng hoặc xẻ theo phương song song với phương xuyên tâm của vòng sinh trưởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra là những đường gần như song song với nhau;

(2) Ván lạng kỹ thuật vân bán xuyên tâm, là loại ván được lạng hoặc xẻ theo phương nghiêng một góc so với phương xuyên tâm của vòng sinh trưởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra là những đường gần như song song với nhau nhưng độ rộng vân rộng hơn so với độ rộng vân của ván vân xuyên tâm; (3) Ván lạng kỹ thuật vân núi hay vân tiếp tuyến, là loại ván được lạng hoặc xẻ theo phương tiếp tuyến hoặc nghiêng một góc với phương tiếp tuyến của vòng sinh trưởng hay vòng năm mô phỏng trên hộp gỗ lạng, vân thớ tạo ra có dạng đường parabol hoặc dạng chữ “V”.

Căn cứ vào hoa văn của ván lạng kỹ thuật, có thể chia làm hai loại lớn: (1) Ván lạng kỹ thuật mô phỏng tự nhiên, màu sắc và hoa văn của ván mô phỏng màu sắc và hoa văn của gỗ quý tự nhiên theo thiết kế; (2) Ván lạng kỹ thuật có hoa văn nghệ thuật, là màu sắc và hoa văn mang tính nghệ thuật kết hợp giữa sở thích và tâm lý của người sử dụng để thiết kế.

1.1.4. Ứng dụng

Hiện nay, ván lạng kỹ thuật được sử dụng làm vật liệu trang sức trong các công trình xây dựng như: cửa hàng, khách sạn, phòng ăn cao cấp, nhà ở dân dụng và làm nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng, ván sàn, ván ốp tường…

1.4.1. Trang trí tường

Các loại vật liệu trang trí nội thất như giấy dán tường đang dùng hiện nay thường là các loại vật liệu do các hợp chất cao phân tử tạo ra, khả năng thông khí không tốt, trong quá trình sử dụng không ngừng thải ra các chất khíđộc hại, hơn nữa khi bị nhiễm bụi rất khó làm sạch, ở các quốc gia phát triển, các loại vật liệu này đang dần bị loại bỏ; tuy nhiên, việc sử dụng các loại ván trang sức từ gỗ tự nhiên, chất lượng tốt thường có giá thành khá cao, do đó đối với những người có thu nhập bình thường khó có thể thích ứng và sử dụng.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)

.zip
2.72 MB

Có thể bạn quan tâm