Luận án Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông Lưu Free

Luận án Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN LUẬN ÁN

Tên luận án: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông.

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã ngành: 62.62.01.05

Họ tên nghiên cứu sinh: Lâm Thái Hùng

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Văn Sơn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Cần Thơ

1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN:

Đề tài “Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông” được thực hiện nhằm mục tiêu: (i) Xác định ảnh hưởng năng lượng trao đổi và lysine lên sức sản xuất, hệ số chuyển hóa thức ăn; (ii) Xác định ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn khác nhau, phương thức và mùa vụ nuôi lên sức sản xuất sinh trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt gà H’mông đến 14 tuần tuổi. Tổng cộng có 3 thí nghiệm nuôi dưỡng được thực hiện tại xã Kim Hòa – huyện Cầu Ngang – Trà Vinh, từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 05 năm 2013. Đối tượng nghiên cứu là gà H’mông nuôi thịt đến 14 tuần tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

(i) Tăng khối lượng cơ thể và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà H’mông từ 0 đến14 tuần tuổi khác biệt có ý nghĩa khi nuôi bằng khẩu phần chứa năng lượng trao đổi và lysine khác nhau.

(ii) Tăng khối lượng cơ thể của gà giai đoạn 5-14 tuần tuổi, độ pH15 và khả năng giữ nước của thịt ức khác biệt; hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ các phần thân thịt và thành phần hóa học của thịt ức không khác biệt khi nuôi gà H’mông bằng khẩu phần khác nhau.

(iii) Tăng khối lượng cơ thể, hệ số chuyển hóa thức ăn, pH15 và tỉ lệ các phần thân thịt; thành phần hóa học và khả năng giữ nước thịt ức gà ở các phương thức nuôi và mùa vụ khác nhau đều không khác biệt.

2. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Mức năng lượng trao đổi và lysine tốt nhất trong khẩu phần để nuôi gà H’mông thịt giai đoạn 0-4; 5-9; 10-14 lần lượt là 3.000 kcal và 1,1%; 3.000 kcal và 1,0%; 3.100 kcal/kg thức ăn và 0,85%.

Xác định được ảnh hưởng của phương thức và mùa vụ nuôi gà H’mông cho sức sản xuất và chất lượng thịt tại ĐBSCL.

3. CÁC ỨNG DỤNG/KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:

Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào chăn nuôi gà H’mông lấy thịt.

Tiếp tục nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và lysine lên năng suất sinh sản gà H’mông.

Tiếp tục nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và lysine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng và sinh sản trên các giống gà thả vườn khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Tải tài liệu

1.

Luận án Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông

.zip
2.04 MB

Có thể bạn quan tâm