Luận án Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Lưu Free

Luận án Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 2 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán

1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng rất lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào, là nơi rất nhạy cảm với các thông tin của nền kinh tế, là nơi phát tín hiệu nhanh nhất tới các nhà quản lý, các thành viên của thị trường và đặc biệt là các nhà đầu tư để xác định hướng đầu tư thích hợp. Tuy nhiên, TTCK luôn chứa đựng yếu tố rủi ro cũng như khả năng mang lại lợi nhuận cao cho những người tham gia. Do vậy, một số thành viên có thể bất chấp luật pháp hoặc lợi dụng những kẻ hở của luật pháp để thực hiện những hành vi bất chính vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì lý do đó, TTCK luôn cần một hệ thống luật pháp nghiêm minh, một cơ chế quản lý hiệu quả, một môi trường hoạt động minh bạch và một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư.

Xét về mặt hình thức, “TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Do vậy TTCK là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi” [23]. Nhưng xét về mặt bản chất thì đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Như vậy có thể nói, TTCK là nơi các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua, bán các loại chứng khoán, hay nói cách khác TTCK là nơi trao đổi các nguồn tài chính trung và dài hạn.

1.1.1.2 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán

Hàng hóa được giao dịch trên TTCK là các loại cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. Hay nói cách khác, hàng hóa được mua bán, trao đổi trên TTCK là các loại chứng khoán. Trong đó “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử” [14] bao gồm các loại sau đây:

Cổ phiếu(shares): Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu còn được gọi là “cổ đông”. Có các loại cổ phiếu như sau:

Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành và xác nhận cho phép nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi thông thường của công ty. Các quyền lợi thông thường bao gồm: Quyền được hưởng cổ tức; Quyền được mua cổ phiếu mới; Quyền bỏ phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Có các loại cổ phiếu ưu đãi như sau: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức; Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi.

Trái phiếu(bonds): là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Trái phiếu là một công cụ nợ, đòi hỏi nhà phát hành hoàn trả cho người cho vay (nhà đầu tư) số vốn đã vay cộng với tiền lãi trong một khoảng thời gian nhất định.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Trong đó, quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư dùng để đầu tư vào các chứng khoán trên thị trường. Người sở hữu chứng chỉ quỹ là người đồng sở hữu quỹ đầu tư, được chia lợi nhuận tương tự như cổ tức của cổ phiếu.

Chứng khoán phái sinh (derivatives): là một loại tài sản tài chính (chứng khoán) có nguồn gốc từ một loại tài sản cơ sở khác và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị, trạng thái của tài sản cơ sở đó [16]. Các chứng khoán phái sinh chủ yếu bao gồm: Quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn…

1.1.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán

Có nhiều cách để phân loại thị trường chứng khoán như: dựa vào sự luân chuyển các nguồn vốn; vào phương thức tổ chức giao dịch; vào hàng hóa trên thị trường…

Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:

Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lần đầu các chứng khoán mới, hay còn được gọi là thị trường phát hành. Như vậy, thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các nhà phát hành nhận được vốn từ việc bán các chứng khoán.

Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch, TTCK được chia thành TTCK tập trung và TTCK phi tập trung:

TTCK tập trung là thị trường mà việc giao dịch, mua bán các chứng khoán được thực hiện có tổ chức, có địa điểm giao dịch cố định, chứng khoán được mua bán là những chứng khoán đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

TTCK phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC) là thị trường mà việc giao dịch, mua bán các chứng khoán được thực hiện phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau, không cố định.

Ngoài ra, căn cứ vào hàng hoá trên thị trường, TTCK được phân thành các thị trường: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng chỉ quỹ…

Tải tài liệu

1.

Luận án Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

.zip
2.25 MB

Có thể bạn quan tâm