– Tên luận án: Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp tiểu học
– Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn
– Mã số: 9 14 01 11
– Tên nghiên cứu sinh: Phạm Hà Thương
– Khóa đào tạo: 2014
– Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Đức Minh
2. PGS.TS. Trần Thị Hiền Lương
– Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lí luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
– Luận án góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học, cụ thể như sau:
1/ Xác định các luận điểm khoa học cơ bản để làm rõ nội hàm của khái niệm đọc hiểu, từ đó chỉ ra bản chất của đọc hiểu;
2/ Học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học;
3/ Chỉ ra các đặc điểm đọc hiểu của học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học;
4/ Phân tích cấu trúc của quá trình đọc và đọc hiểu;
5/ Khẳng định vai trò của đọc hiểu trong việc phát triển kĩ năng học tập cũng như các kĩ năng khác học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học, từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn khung cơ sở lí luận về đọc hiểu và các vấn đề liên quan đến dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học.
– Luận án bổ sung một số luận điểm mới về các biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học, nhằm giúp giáo viên và học sinh biết cách dạy, cách học đọc hiểu, từ đó góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học. Các biện pháp đó là:
1/ Nhóm biện pháp lập kế hoạch dạy học đọc hiểu
2/ Nhóm biện pháp thiết kế dạy học đọc hiểu
3/ Nhóm biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu
– Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và khẳng định vị trí, vai trò của dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học, từ đó có căn cứ để đưa ra những kết luận cần thiết nhằm góp phần phát triển kĩ năng đọc hiểu của học sinh khuyết tật trí tuệ, giảm thiểu những khó khăn, hạn chế, giúp học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp Tiểu học phát huy khả năng tối đa khả năng bản thân và nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trong bối cảnh hiện nay.