Luận án Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864) Lưu Free

Luận án Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864)

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 4 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
Tên luận án: “Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864)”
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản                                               Mã số: 62626001
Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Triều
Người hướng dẫn khoa học (ghi rõ học hàm, học vị, họ và tên): PGs.Ts. Nguyễn Anh Tuấn và PGs. Ts. Dương Nhựt Long
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ
1. Tóm tắt nội dung luận án
a) Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục cá kết.
b) Ảnh hưởng của loại và liều lượng hormon đến sinh sản cá kết.
c) Đặc điểm dinh dưỡng cá kết giai đoạn cá bột lên giống.
d) Khả năng sử dụng thức ăn tự chế biến của cá kết bột.
e) Ảnh hưởng của thức ăn tươi sống đến sinh trưởng và tỷ lệ sống cá kết giai đoạn 30 ngày tuổi.
f) Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống cá kết.
g) Xác định nhu cầu đạm trong thức ăn ương cá kết đến giai đoạn cá giống.
2. Những kết quả mới của luận án:
Luận án đã xác định cá kết được nuôi vỗ trong ao bằng 100% tép tạp nước ngọt sẽ thành thục sinh dục vào tháng 5, 6 với hệ số thành thục (3,8 ± 0,08%) ở cá cái và sức sinh sản tương đối (110 ± 9,1 trứng/g cá cái) cao hơn các nghiệm thức cho ăn bằng 50% tép + 50% cá tạp nước ngọt và 100% thức ăn công nghiệp (29,5% đạm). Luận án đã nghiên cứu về sự biến đổi của một số chỉ tiêu sinh lý máu trong quá trình nuôi vỗ cá kết và đã xác định được hàm lượng Vitellogenin trong huyết tương cá kết cái thay đổi tỷ lệ thuận với giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá; hàm lượng Vg tăng nhanh nhất khi tuyến sinh dục của cá kết chuyển từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 4 và có sự tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng Vg với sự phát triển đường kính trứng theo thời gian. Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin trong máu cá kết biến động không lớn trong suốt thời gian nuôi vỗ.
Mặc khác, luận án cũng đã xác định được rằng kích thích sinh sản cá kết bằng não thùy với liều lượng 3,5 mg/kg cá cái; LRHa + Dom với liều lượng 70 µg + 3,5 mg/kg cá cái; Ovaprim với liều lượng 0,3 ml/kg cá cái cho tỷ lệ cá đẻ, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao. Trong khi đó, kích thích cá kết bằng kích dục tố HCG ở liều 4.000 – 6.000 UI/kg cá cái thì 100% cá kết không rụng trứng.
Luận án xác định được cá kết bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài lúc 02 ngày tuổi; từ 2 – 5 ngày tuổi cá ăn luân trùng và ấu trùng giáp xác chân chèo; từ ngày thứ 06 đến ngày thứ 30 cá ăn giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Cá kết không có sự lựa chọn thức ăn thực vật phù du và nguyên sinh động vật.
Luận án còn xác định được uơng cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ 3,5 con/lít đạt kết quả cao về tốc độ tăng trưởng (20,2 ± 0,25 mg/ngày) và tỷ lệ sống (88,9 ± 3,2%); cá kết có thể sử dụng thức ăn chế biến tốt vào ngày tuổi thứ 7; nhu cầu đạm của cá kết cỡ 269 mg là 43,2%; ương cá kết bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 36% ở mật độ 3,5 con/L trong 60 ngày đạt tỷ lệ sống (81,2 ± 3,5%) và tăng trưởng (25,9 ± 0,25 mg/ngày) cao.
3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: 
– Luận án cho thấy rằng qui trình sản xuất giống cá kết hoàn toàn có khả năng kiểm soát được trong điều kiện nhân tạo. Bên cạnh đó, kết quả của luận án cũng đã xác định được một cách cơ bản qui trình sản xuất giống nhân tạo của loài cá này.
– Nghiên cứu sự thành thục sinh dục cá kết khi nuôi vỗ bằng thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau nhằm xác định nhu cầu đạm của cá kết trong quá trình nuôi vỗ.

Tải tài liệu

1.

Luận án Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864)

.zip
6.09 MB

Có thể bạn quan tâm