Luận án – Đặc điểm các đá phun trào basalt Đệ tứ miền Đông Nam Bộ và định hướng sử dụng Lưu Free

Luận án – Đặc điểm các đá phun trào basalt Đệ tứ miền Đông Nam Bộ và định hướng sử dụng

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 35 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “Đặc điểm các đá phun trào basalt Đệ tử miền Đông Nam Bộ và định hướng sử dụng”

Ngành: Kỹ thuật Địa chất                                                                          Mã số: 9520501

Họ và tên nghiên cứu sinh: Thiềm Quốc Tuấn                                       Khóa đào tạo: 2017-2020

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. TS. Đỗ Văn Nhuận

2. PGS.TS. Trần Bình Chư

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ – Địa chất

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

(về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiễn)

1. Các luận điểm

Luận điểm 1: Basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ đặc trưng bởi thành phần chủ yếu gồm basalt kiềm (Xuân Lộc, SokLu) và basalt á kiềm (Phước Tân), thành tạo trong giai đoạn 2,58-0,33tr. năm, tương ứng với tuổi Pleistocen sớm – Pleistocen giữa (Q₁¹-Q1²), nguồn gốc manti, liên quan đến bối cảnh nội mảng (WPB), kiểu basalt đảo đại dương (OIB).

Luận điểm 2: Basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ có chất lượng đáp ứng yêu cầu cho nhiều lĩnh vực sử dụng, đáng chú ý là đá xây dựng, phụ gia hoạt tính puzolan và nguyên liệu sản xuất sợi basalt; kết quả nghiên cứu đã phân chia được 6 đơn vị phân vùng sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn di sản địa chất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nguồn tài nguyên địa chất basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ.

2. Các điểm mới

Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất (các cấu trúc núi lửa), thạch học, thạch địa hóa, phân chia các tướng phun trào, loạt kiểu magma, đồng thời đã xác định được basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ có thành phần chủ yếu gồm basalt kiềm và basalt á kiềm, trong đó hình thành các cấu trúc núi lửa và hệ thống hang động núi lửa có giá trị về di sản địa chất.

Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết về thạch địa hóa và địa hóa đồng vị (Sr, Nd, Pb và tuổi đồng vị Ar-Ar) đã xác định được basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ thành tạo trong 2 giai đoạn: Pleistocen sớm (Q1¹) và Pleistocen giữa (Q₁²), có nguồn gốc manti, liên quan đến bối cảnh nội mảng (WPB) kiểu basalt đảo đại dương (OIB).

Kết quả nghiên cứu chi tiết, có hệ thống về thành phần vật chất, tính chất cơ lý -công nghệ đã xác định được basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ có chất lượng đáp ứng yêu cầu cho nhiều lĩnh vực sử dụng, đáng chú ý là đá xây dựng, phụ gia hoạt tính puzolan và nguyên liệu sản xuất sợi basalt.

Đề xuất định hướng và phân vùng sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn di sản địa chất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nguồn tài nguyên địa chất basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

Tổng hợp đầy đủ cơ sở lý thuyết phân loại basalt và các kiểu nguồn gốc thành tạo basalt, các lĩnh vực sử dụng basalt.

Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, thạch học, thạch địa hóa, nguồn gốc, tuổi thành tạo, thành phần vật chất và tính chất cơ lý – công nghệ basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp các kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm các đá phun trào basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ như đặc điểm thạch học, thạch địa hóa, nguồn gốc, tuổi thành tạo… cho các nhà nghiên cứu địa chất khu vực.

Kết quả nghiên cứu góp phần định hướng đầu tư thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đá basalt Đệ tứ Đông Nam Bộ.

Các phương pháp nghiên cứu trong luận án có thể áp dụng cho các khu vực có điều kiện địa chất và khoáng sản tương tự.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Đặc điểm các đá phun trào basalt Đệ tứ miền Đông Nam Bộ và định hướng sử dụng

.zip
12.65 MB

Có thể bạn quan tâm