THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thu Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/12/1986
4. Nơi sinh: Hoa Lư – Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1143/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 10/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học trong dạy học toán
8. Chuyên ngành: Giáo dục học
9. Mã số: 9 14 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Trần Ngọc Lan; 2. TS Lê Ngọc Sơn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 5, đánh giá năng lực học sinh nói chung và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 5 nói riêng, về thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực. Luận án làm sáng tỏ hơn về cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 5 trong học toán làm căn cứ đề xuất các tiêu chí đánh giá, cũng như quy trình thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực học sinh.
– Khảo sát thực tiễn, phân tích làm sáng tỏ thực trạng hoạt động đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học trong thực tiễn dạy học môn toán lớp 5.
– Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả luận án đã thiết kế và mô tả khái quát 4 tiêu chuẩn, 8 tiêu chí, 3 mức độ biểu hiện cho các hành vi để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 5 trong dạy học toán. Tác giả luận án cũng đề xuất 5 bước hướng dẫn sử dụng các tiêu chí đánh giá trong dạy học toán lớp 5.
– Thực nghiệm bước đầu, khẳng định được độ giá trị, tính khả thi và hiệu quả của các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học môn toán đối với học sinh lớp 5. Những kết quả thu được chứng tỏ luận án đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học đề ra.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
– Giáo viên có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá, dựa trên các bước hướng dẫn sử dụng để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh.
– Kết quả nghiên cứu cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc dạy học môn Toán cấp Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và cho việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học đối với học sinh các lớp khác nói riêng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Một số công cụ hỗ trợ thu thập thông tin trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 5 trong dạy học môn Toán.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Lê Thu Phương (2015), Một số vấn đề đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học trong dạy học toán, Kỷ yếu hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[2]. Lê Thu Phương (2016), Bàn về đánh giá năng lực tính toán của học sinh tiểu học, Tạp chí giáo dục và xã hội, số tháng 11/2016, tr25-28, ISSN 1859-3917.
[3]. Lê Thu Phương (2018), Một số nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr171-174, ISSN 2354-0753.
[4]. Lê Thu Phương (2020), Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 5 trong học toán, Tạp chí thiết bị giáo dục, Số 214 kỳ 1- 4/2020, tr27-29, ISSN 1859-0810.
[5]. Lê Thu Phương (2020), Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 5 trong dạy học môn toán, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr128-132, ISSN 2354-0753.