Tên luận án: Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông.
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn
Mã số: 9 14 01 11
Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Mai
Khóa đào tạo: 2016
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn
1. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống
2. PGS.TS Hoàng Hòa Bình.
– Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lí luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
– Luận án góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, cụ thể như sau:
1/ Xác định các luận điểm khoa học cơ bản để làm rõ nội hàm của khái niệm đọc thẩm mĩ, từ đó chỉ ra bản chất của đọc thẩm mĩ;
2/ Phân biệt sự khác nhau và khẳng định mối quan hệ giữa đọc thẩm mĩ với cách đọc hiểu khác (đọc trừu xuất);
3/ Chỉ ra các mức độ và biểu hiện của đọc thẩm mĩ;
4/ Phân tích cấu trúc của đọc thẩm mĩ;
5/ Khẳng định vai trò của đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn khung cơ sở lí luận về đọc thẩm mĩ và các vấn đề liên quan đến dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông
– Luận án bổ sung một số luận điểm mới về các biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông nhằm giúp giáo viên và học sinh biết cách dạy, cách học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình, từ đó góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Các biện pháp đó là
1/ Chuẩn bị các điều kiện dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình theo hướng dẫn nhập cảm xúc cho giáo viên và học sinh;
2/ Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để nuôi dưỡng và phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đọc thơ trữ tình;
3/ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp để khơi gợi, phát triển tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đọc thơ trữ tình;
4/ Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển kĩ năng đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình.
– Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và khẳng định vị trí, vai trò của dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông môn Ngữ văn, từ đó có căn cứ để đưa ra những kết luận cần thiết nhằm góp phần phát triển cảm xúc, nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho học sinh trung học phổ thông.