Luận án –  Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế Lưu Free

Luận án – Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚICỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài: “Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử

Mã số: 9.14.01.11

Nghiên cứu sinh: TRẦN THỊ HẢI LÊ

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích và PGS.TS Nguyễn Thành Nhân

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự cường, sáng tạo văn hoá đã trở thành nét đẹp truyền thống trao truyền qua bao thế hệ được kết tinh trong hệ thống di tích lịch sử phân bố rộng khắp các địa phương. Sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam là một ưu thế nổi bật của các trường Trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Luận án khẳng định di tích lịch sử ở địa phương là nguồn sử liệu đặc biệt, hàm chứa nhiều giá trị về khoa học, lịch sử, văn hoá. Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hiện nay nhằm kích thích các em đam mê lịch sử, có ý thức và động lực tự mình tìm hiểu, nghiên cứu “dấu vết của quá khứ” để tái hiện, nhận thức, trình bày và vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống.

3. Trên cơ sở nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2018, luận án xác định hệ thống di tích lịch sử ở địa phương liên quan đến các sự kiện, nhân vật của lịch sử dân tộc, đồng thời liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương cần khai thác để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Theo hướng tiếp cận tổ chức quá trình dạy học, luận án đề xuất các giải pháp đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức dạy học, biện pháp tổ chức tiến trình dạy học đến kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Kết quả thực nghiệm từng phần và toàn phần luận án thực hiện khẳng định các giải pháp này đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng bộ môn Lịch sử tại các trường Trung học phổ thông của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, trang bị lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, giúp giáo viên tự tin khi thực hiện Chương trình môn Lịch sử (2018).

5. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp giáo viên các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học lịch sử của các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế

.zip
15.97 MB

Có thể bạn quan tâm