THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS PHẠM THỊ TUYẾT
Tên đề tài: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số chuyên ngành: 62.58.03.02
Họ và tên NCS: Phạm Thị Tuyết
Người hướng dẫn
PGS.TS. Thái Bá Cẩn
PGS.TS. Vũ Trọng Tích
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt những đóng góp của luận án:
Đề tài đã hệ thống hoá được hệ thống lý luận về thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ gồm: tổng quan các quy định văn bản, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các vấn đề cơ bản về hệ thống giao thông đường bộ, đầu tư và vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ, thu hút vốn phát triển giao thông đường bộ, đặc biệt là xây dựng khái niệm mới làm công cụ nghiên cứu cho đề tài.
Đề tài đã cho thấy bức tranh thực trạng việc thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001 – 2016 gồm: Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam nói chung, thu hút vốn đầu tư xét theo các nguồn vốn ( NSNN, ODA, PPP, FDI). Đề tài phát hiện 20 yếu tố ảnh hưởng và cản trở thu hút vốn phát triển GTĐB VN, đồng thời khảo sát được 12 nhóm các ý kiến đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam. Đề tài đã đánh giá được những thành tựu, những tồn tại và sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ trong những năm tới.
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ, đề tài đã đề xuất được 9 giải pháp khoa học gồm: Xây dựng quy trình thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB; Hoàn thiện quy hoạch phát triển GTĐB và cơ chế, chính sách phát triển giao thông đường bộ Việt Nam; Xã hội hóa vốn đầu tư với các công trình giao thông đường bộ; Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các dự án phát triển GTĐB Việt Nam; Hoàn thiện thể chế đầu tư “Công ty dự án” phù hợp thông lệ quốc tế để thu hút vốn đầu tư, khai thác các công trình giao thông đường bộ; Giải pháp khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng các dự án đường bộ hoàn thành để đầu tư các dự án mới; Tăng cường truyền thông để tạo dựng sự đồng thuận của nhân dân với các dự án giao thông đường bộ; Tìm kiếm và áp dụng các công nghệ xây dựng đường tiên tiến để đảm bảo thời gian xây dựng nhanh nhất và độ bền cao; Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính giúp cho sự phát triển bền vững và lâu dài (quản lý vĩ mô của nhà nước). Những giải pháp này được đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể vận dụng vào việc thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trong những hoàn cảnh cụ thể.