Luận án – Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm Lưu Free

Luận án – Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 13 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

Tên đề tài: Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Mã số: 9.14.01.01

Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Diệu Thuý

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Những kết luận mới của luận án

– Kĩ năng định hướng thời gian (ĐHTG) là một trong những điều kiện để trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với bản thân và mọi người. Biểu hiện của kĩ năng (KN) ĐHTG gồm: KN xác định và ước lượng các khoảng thời gian (KTG), KN so sánh và xác định mối quan hệ, mối liên hệ TG; KN thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định.

– GD kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm là quá trình tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch của nhà GD vào trẻ MG 5-6 tuổi giúp trẻ được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với các đối tượng trong môi trường GD để được chiêm nghiệm, tự tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành năng lực thực hiện có hiệu quả hành động ĐHTG. Quá trình này bắt đầu từ GD trẻ xác định được các KTG có theo dõi dụng cụ đo TG; tiếp đến là tạo cơ hội cho trẻ luyện tập KN ước lượng TG, xác định các mối quan hệ và mối liên hệ TG; từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, hình thành KN thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định.

– GVMN hiểu rõ tầm quan trọng của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm nhưng chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm, biểu hiện kĩ năng ĐHTG, qui trình GD qua trải nghiệm nên chưa tạo cơ hội cho trẻ tham gia trải nghiệm để ĐHTG.

– Luận án sử dụng bộ tiêu chí, thang đo và bài tập đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi có độ tin cậy cao và có thể áp dụng trong thực tiễn GDMN. Kết quả đánh giá thực trạng cho thấy kĩ năng ĐHTG của trẻ 5-6 tuổi ở mức thấp và không đồng đều: KN xác định và ước lượng TG hạn chế nhất, KN xác định các mối liên hệ, mối quan hệ TG tốt hơn, KN thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định tốt nhất. Kĩ năng ĐHTG của trẻ ở trung tâm thành phố cao hơn trẻ ở vùng ven đô và nông thôn, trẻ gái cao hơn trẻ trai nhưng sự chênh lệch không có giá trị kiểm định.

– Luận án đề xuất ba nhóm biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm, bao gồm: Chuẩn bị các điều kiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm, tổ chức các hoạt động GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm, đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi. Kết quả thực nghiệm cho thấy kĩ năng ĐHTG của các nhóm thực nghiệm tăng lên mức trung bình và cao, có ý nghĩa kiểm định. Như vậy, các biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi mà luận án đề xuất phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm

.zip
18.09 MB

Có thể bạn quan tâm