Luận án – Hiệu quả chương trình huấn luyện nhằm cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận và đối vận cho VĐV Futsal trình độ cao Việt Nam Lưu Free

Luận án – Hiệu quả chương trình huấn luyện nhằm cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận và đối vận cho VĐV Futsal trình độ cao Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Minh Tính Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , , Lượt xem: 26 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

Tên luận án: “Hiệu quả chương trình huấn luyện nhằm cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận và đối vận cho VĐV Futsal trình độ cao Việt Nam”

Ngành: Giáo dục học. Mã số: 9140101

Nghiên cứu sinh: Huỳnh Việt Nam

Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Bùi Trọng Toại

                                2. TS Võ Văn Vũ

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục thể thao Tp. Hồ Chí Minh.

Những đóng góp mới của luận án

1. Luận án đã công bố báo cáo khoa học về thực trạng sức mạnh, tỷ lệ giữa nhóm cơ đồng vận và nhóm cơ đối vận, biên độ chuyển động của các khớp chi dưới của nhóm khách thể nghiên cứu, chính là các VĐV Futsal ưu tú Việt Nam. Những số liệu khoa học và thực tiễn quan trọng và đầy ý nghĩa về chuyển động gập/duỗi 3 khớp thông qua các chỉ số mômen lực đỉnh tuyệt đối, mômen lực đỉnh tương đối và công suất trung bình đã đưa ra khuyến cáo về sự mất cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận và đối vận ở cả 3 khớp của VĐV Futsal cấp cao Việt Nam. Luận án đã phát hiện sự mất cân đối sức mạnh cơ đồng vận và đối vận ở cả 3 khớp (khớp cổ chân, khớp gối và khớp chậu đùi, đặc biệt là khớp gối (42.61% so với tiêu chuẩn là 61%) và cơ đối vận (gập) đều yếu hơn cơ đồng vận (duỗi) ở 3 khớp ở tất cả 18/18 VĐV Futsal TSB Trình độ thể lực của khách thể cũng thấp hơn các công bố trong nước và quốc tế. Tuy vậy, biên độ chuyển động khớp lại đạt độ linh hoạt cao. Đây chính là thế mạnh của VĐV Futsal Việt Nam các nhà chuyên môn nên lưu tâm trong quá trình huấn luyện.

2. Đã lựa chọn được 20 bài tập hiệu quả, phân bổ hợp lý để củng cố, phát triển sức mạnh gập – duỗi cho 3 khớp: gối (8 bài tập), chậu đùi (8 bài) và cổ chân (4). Đã xác định được các thông số tập luyện của chương trình thực nghiệm 8 tuần, chia thành 2 giai đoạn:

(a) Giai đoạn 1 (4 tuần): Thích nghi giải phẫu – giai đoạn này tập trung xây dựng nền tảng cơ bản, làm quen với các bài tập mới, giúp cơ thể thích nghi với cường độ cao hơn.

(b) giai đoạn 2 (4 tuần): Phát triển sức mạnh tối đa – giai đoạn này đẩy mạnh cường độ và khối lượng bài tập nhằm tăng sức mạnh cơ bắp tối ưu.

Thời gian thực nghiệm chương trình ở giai đoạn chuẩn bị chung theo kế hoạch huấn luyện của toàn đội, căn cứ theo trình độ và đặc thù cùa từng VĐV. Luận án đã xây dựng giáo án tập luyện 8 tuần cho từng VĐV, giúp họ cải thiện sức mạnh và linh hoạt, sẵn sàng bùng nổ trên sân cỏ.

3. Kết quả cho thấy chương trình thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt đối với các VĐV Futsal TSB. Sự khác biệt về Mô-men lực đỉnh (N/m), Mô-men lực đỉnh/cân nặng cơ thể (Nm/kg) và công suất trung bình (W) ở cả 3 khớp sau thực nghiệm đều phát triển tích cực, đa số đều có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.05. Tỷ lệ đồng vận/đối vận ở 3 khớp của VĐV Futsal đều biến đổi tích cực tịnh tiến đến giá trị tối ưu, tuy nhiên, vẫn chưa đạt được tỷ lệ đồng vận/đối vận an toàn ở khớp gối (vẫn còn nguy cơ chấn thương gối cao). Tỷ lệ chênh lệch sức mạnh giữa 2 chân đạt ngưỡng an toàn (> 90%) ở các VĐV Futsal TSB. Biên độ chuyển động khớp có sự cải thiện đáng kể ở 3 khớp.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Hiệu quả chương trình huấn luyện nhằm cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận và đối vận cho VĐV Futsal trình độ cao Việt Nam

.zip
5.86 MB

Có thể bạn quan tâm