Luận án – Kiến Trúc Điểm Dân Cư Ngoài Đê Sông Hồng Từ Cách Tiếp Cận Địa Văn Hóa Lưu Free

Luận án – Kiến Trúc Điểm Dân Cư Ngoài Đê Sông Hồng Từ Cách Tiếp Cận Địa Văn Hóa

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 8 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài: KIẾN TRÚC ĐIỂM DÂN CƯ NGOÀI ĐÊ SÔNG HỒNG TỪ CÁCH TIẾP CẬN ĐỊA VĂN HÓA

Chuyên ngành : Kiến trúc – Mã số: 9580101

Nghiên cứu sinh: Lê Hồng Mạnh

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Vương Hải Long

2. TS. Ngô Doãn Đức

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Các đóng góp mới của Luận án có giá trị khoa học và thực tiễn gồm:

Giá trị lý thuyết: Đưa khái niệm Địa văn hóa (ĐVH) như một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu kiến trúc.

Giá trị thực tiễn: Kết quả nghiên cứu bổ sung tính lý luận và phương pháp nghiên cứu kiến trúc từ cách tiếp cận ĐVH trong việc cải tạo, chỉnh trang các điểm dân cư (DC) hiện hữu và định hướng tổ chức, thiết kế, xây dựng các điểm DC mới ngoài đê sông có vị trítương ứng khu vực ĐBBB.

Cụ thể như sau:

1. Luận án làm rõ khái niệm ĐVH và phương pháp nghiên cứu kiến trúc từ cách tiếp cận ĐVH.

2. Xác định các đặc trưng của môi trường ĐVH và phân vùng các điểm DC ngoài đê sông Hồng theo đặc trưng ĐVH.

Môi trường ĐVH khu vực ngoài đê sông Hồng là sản phẩm của quá trình tiếp biến của văn hóa gốc của cư dân trong đê dưới các tác động của xã hội, phương thức sản xuất và các giải pháp ứng phó với môi trường tự nhiên khu vực ngoài đê.

Dựa trên các yếu tố hình thành môi trường ĐVH (điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên và đặc điểm văn hóa) phân vùng các điểm DC khu vực ngoài đê sông Hồng thành 3 khu vực.

3. Xác định mối quan hệ giữa môi trường ĐVH với kiến trúc điểm dân cư truyền thống (DCTT), tìm ra các đặc điểm kiến trúc của điểm DCTT trong các khu vực ĐVH ngoài đê sông Hồng:

Phương pháp nghiên cứu kiến trúc từ các tiếp cận ĐVH coi những đặc điểm của kiến trúc một vùng (kiến trúc gốc) là tác nhân ảnh hưởng đến kiến trúc các khu vực, điều kiện địa lý và môi trường tự nhiên của mỗi khu vực là trung gian truyền tải và điều chỉnh kiến trúc gốc tạo ra các kiến trúc có đặc điểm khác nhau.

– Các đặc điểm kiến trúc của khu vực ngoài đê sông Hồng được truyền tải qua các cấu trúc vật chất nhân tạo hình thành trong các điểm DCTT gồm: Tổ chức giao thông, kiến trúc cảnh quan của môi trường cư trú, kiến trúc công trình công cộng, tín ngưỡng-tôn giáo, tổ chức (không gian kiến trúc) KGKT khuôn viên hộ gia đình và cấu trúc ngôi nhà chính.

4. Xây dựng quan điểm, nguyên tắc. Đề xuất giải pháp kiến trúc có tính nguyên tắc cho việc cải tạo, chỉnh trang các điểm DC hiện hữu. Đề xuất mô hình chức năng, tổ chức KGKT các điểm DC phát triển mới trên cơ sở kế thừa và phát huy các đặc điểm kiến trúc trong các khu vực ĐVH ngoài đê sông Hồng.

– Xây dựng 03 quan điểm và 06 nguyên tắc trong tổ chức KGKT là định hướng cho việc khai thác và phát huy các đặc điểm kiến trúc của yếu tố ĐVH cho các điểm DC khu vực ngoài đê sông Hồng.

Đề xuất các giải pháp kiến trúc có tính nguyên tắc cho việc cải tạo, chỉnh trang các điểm DC hiện hữu trên bãi sông.

Đề xuất giải pháp kiến trúc có tính nguyên tắc cho tổ chức giao thông, kiến trúc cảnh quan và các công trình công cộng, công trình phục vụ tín ngưỡng- tôn giáo các điểm DC phát triển mới. Đề xuất 06 giải pháp tổ chức KGKT khuôn viên hộ gia đình và 09 phương án kiến trúc cho ngôi nhà chính trong khuôn viên trên cơ sở kế thừa và phát huy các đặc điểm kiến trúc của từng khu vực ĐVH.

Các đóng góp mới này của Luận án là phù hợp với Mục đích và Mục tiêu của Đề tài đã đặt ra.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Kiến Trúc Điểm Dân Cư Ngoài Đê Sông Hồng Từ Cách Tiếp Cận Địa Văn Hóa

.zip
16.30 MB

Có thể bạn quan tâm