Luận án Một mô hình tính lún của móng cọc có xét đến phân bố của ma sát dọc thân cọc Lưu Free

Luận án Một mô hình tính lún của móng cọc có xét đến phân bố của ma sát dọc thân cọc

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Tên đề tài: Một mô hình tính lún của móng cọc có xét đến phân bố của ma sát dọc thân cọc

2. Chuyên ngành: Địa kỹ Thuật Xây dựng

3. Mã số: 62.58.02.11

4. Tên tác giả: NCS. Dương Diệp Thúy Mã NCS: 62.13.11.06

5. Tập thể hướng dẫn khoa học:

Người hướng dẫn thứ nhất: PGS. TS Phạm Quang Hưng

Người hướng dẫn thứ hai: TS Lê Thiết Trung

6. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Xây dựng

Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 262/QĐ-SĐH ngày 11/03/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng

7. Những kết quả chủ yếu đạt được trong luận án

– Nghiên cứu các đường cong quan hệ giữa ma sát bên đơn vị huy động và chuyển vị cọc (t-z); đường cong quan hệ giữa sức kháng mũi đơn vị huy động và chuyển vị tại mũi cọc (q-z) đang sử dụng hiện nay. Từ các thí nghiệm O’cell và thí nghiệm nén tĩnh có gắn các đầu đo dọc thân cọc đề xuất việc sử dụng đường cong (t-z) và (q-z) cho một số loại đất ở Việt Nam;

– Mô tả phương pháp tính lún có xét đến sự phân bố của thành phần ma sát dọc thân cọc. Phân tích các yếu tố đầu vào của phương pháp cũng như ảnh hưởng của chúng đến kết quả của bài toán;

– Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp thông qua kết quả tính toán trong một số trường hợp nền đất giả định điển hình;

– Kiểm chứng độ chính xác của phương pháp tính đề xuất bằng việc so sánh kết quả tính theo phương pháp này với các kết quả đo lún của cọc đơn và nhóm cọc của một số tác giả đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong lĩnh vực Địa kỹ thuật. Các kết quả đo này được thực hiện với các trường hợp cọc có kích thước và địa chất khác nhau;

– So sánh kết quả tính toán của phương pháp với số liệu quan trắc lún của một số công trình tại Việt Nam.

– Xây dựng chương trình tính toán lún của nhóm cọc theo phương pháp đề xuất.

Tải tài liệu

1.

Luận án Một mô hình tính lún của móng cọc có xét đến phân bố của ma sát dọc thân cọc

.zip
10.39 MB

Có thể bạn quan tâm