Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp xi măng đất gia cố mặt nền đến sức chịu tải ngang của cọc đứng, ứng dụng cho đập trụ đỡ vùng Đồng bằng sông Cửu Long Lưu Free

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp xi măng đất gia cố mặt nền đến sức chịu tải ngang của cọc đứng, ứng dụng cho đập trụ đỡ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp xi măng đất gia cố mặt nền đến sức chịu tải ngang của cọc đứng, ứng dụng cho Đập trụ đỡ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy;

Mã số: 9 58 02 02;

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Minh Thái

Khóa đào tạo: 2011

Người hướng dẫn khoa học:

+ Thầy hướng dẫn 1: GS. TS Nguyễn Vũ Việt

+ Thầy hướng dẫn 2: GS. TS Trần Đình Hoà

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

– Làm cơ sở khoa học, hoàn thiện lý thuyết trong tính toán thiết kế Đập trụ đỡ;

– Đề xuất hình thức và kết cấu của lớp gia cố bề mặt nhằm tăng sức chịu tải trọng ngang cho móng cọc Đập trụ đỡ xây dựng trong vùng ĐBSCL.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

– Sức chịu ngang trục của cọc đơn thẳng đứng trong trường hợp gia cố lớp bề mặt móng cọc phía đầu cọc Đập trụ đỡ vùng ĐBSCL.

3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

– Về kết cấu: Cọc đơn thẳng đứng trong móng cọc Đập trụ đỡ trên nền đất yếu vùng ĐBSCL.

– Về vật liệu cọc: cọc BTCT các loại

– Về gia cố: Gia cố lớp nền bề mặt phía đầu cọc bằng cọc xi măng đất sửdụng công nghệ trộn sâu (DMM)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

– Luận án đã đề xuất được giải pháp mới để tăng sức chịu tải ngang của móng cọc Đập trụ đỡ vùng ĐBSCL và xác định được kích thước hợp lý của phần gia cố này.

– Luận án đã xây dựng được quan hệ giữa tải trọng và chuyển vị ngang (p ~ y) cho loại đất yếu đại diện và cho lớp gia cố bề mặt nền móng. Qua đó xác định được hệ nền và phương pháp xác định sức chịu tải ngang để ứng dụng thiết kế móng cọc Đập trụ đỡ vùng ĐBSCL.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

– Luận án đã thiết lập được cơ sở khoa học tính toán gia cố bề mặt móng cọc (kết cấu mới, nền đất tự nhiên kết hợp với xi măng bằng phương pháp trộn sâu) có tác dụng gia tăng sức chịu ngang của móng Đập trụ đỡ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đặc điểm nền đất yếu, bất lợi cho xây dựng công trình.

– Kết quả nghiên cứu của luận án đã được ứng dụng trong thiết kế móng cọc và nhằm hoàn thiện lý thuyết tính toán công nghệ Đập trụ đỡ.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp xi măng đất gia cố mặt nền đến sức chịu tải ngang của cọc đứng, ứng dụng cho đập trụ đỡ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

.zip
13.83 MB

Có thể bạn quan tâm