THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xây dựng đường hầm bằng tổ hợp khoan đào hầm (TBM) đến lún và các công trình trên bề mặt tại thành phố Hồ Chí Minh”
Ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông.
Mã số: 9580205
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thạch Bích
Họ tên các bộ hướng dẫn:
1. PGS.TS Nguyễn Phương Duy
2. GS.TS Trần Đức Nhiệm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải.
TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Khi thi công xây dựng các tuyến hầm Metro với công nghệ dùng tổ hợp khoan đào hầm – TBM, thường gây ra các máng lún phía trên bề mặt, do không có được sự cân bằng về cấu trúc thể tích khối đất xung quanh và phía trên hầm trước và sau sự có mặt của tuyến hầm. Biến dạng lún trên bề mặt sẽ có ảnh hưởng đến các công trên đô thị trong vùng đó và có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến trạng thái công trình, thậm chí gây ra hư hỏng, phá hủy, sập đổ. Do vậy việc dự tính và kiểm soát được biến dạng lún bề mặt là vấn đề được quan tâm nghiên cứu, giải quyết và luôn gắn chặt một cách song hành với công nghệ đào hầm. Từ tầm quan trọng của vấn đề và nhu cầu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng các tuyến hầm bằng TBM ở các đô thị lớn ở nước ta, điển hình như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội…là thực tế, đề tài luận án: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xây dựng đường hầm bằng tổ hợp khoan đào hầm (TBM) đến lún và các công trình trên bề mặt tại thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Luận án đã tổng hợp và phân tích khá thỏa đáng các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến việc dự tính các thông số của máng lún đồng hành dọc theo tuyến hầm đào bằng công nghệ TBM…, để từ đó xác lập được phương pháp luận phù hợp, tiến hành nghiên cứu và phân tích đo đạc, quan trắc thực tế để đưa ra các đề xuất có tính mới cho việc dự tính (báo) khá sát thực các đặc trưng của biến dạng lún bề mặt.
Các kết quả nghiên cứu mới của luận án được thể hiện ở các điểm sau:
– Xuất phát từ định dạng các công thức lý thuyết kinh điển, bằng việc sử dụng các dữ liệu quan trắc thực tế để hiệu chỉnh các hệ số trên cơ sở các thuật toán hồi quy và xây dựng được các công thức tính VL- Hệ số mất mát thể tích; Smax- Độ lún lớn nhất và Hệ số máng lún i phù hợp với các đặc trưng địa chất dọc theo tuyến hầm và các điều kiện thi công thực tế tại TP Hồ Chí Minh ( đoạn tuyến ngầm từ ga Bến Thành đến Ga Ba Son, Dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên).
– Với công thức tính VL được đề xuất, đã xác lập được mô hình FEM cải tiến để dự tích lún bề mặt thu dược kết quả khá phù hợp với dữ liệu quan trắc thực tế tại hiện trường.
– Bước đầu vận dụng mô hình và kết quả dự tính lún để phân tích tác động tương hổ giữa quá trình đào hầm và các công trình phía trên với một số dạng cấu trúc móng.