Luận án – Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu Stone Mastic Asphalt đến khả năng chống lún vệt bánh xe và chống nứt mặt đường bê tông asphalt trong điều kiện Việt Nam Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu Stone Mastic Asphalt đến khả năng chống lún vệt bánh xe và chống nứt mặt đường bê tông asphalt trong điều kiện Việt Nam

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: , Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , , Lượt xem: 0 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu Stone Mastic Asphalt đến khả năng chống lún vệt bánh xe và chống nứt mặt đường bê tông asphalt trong điều kiện Việt Nam

Mã số: 9.58.02.05

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Lê Thanh Hải

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Phạm Cao Thăng

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long

Cơ sở đào tạo: Học viện kỹ thuật Quân sự

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

1. Luận án đã phân tích cơ sở khoa học của sự hình thành liên kết đá chèn đá, vai trò của bộ khung cốt liệu thô làm tăng khả năng chống lại biến dạng không hồi phục, vai trò của chất liên kết và phụ gia sợi chống nứt của bê tông nhựa.

2. Luận án đã phân tích, đánh giá và lựa chọn phương pháp Marshall thiết kế thành phần hỗn hợp SMA có cỡ hạt lớn nhất danh định 12,5mm. Đề xuất các yêu cầu vật liệu, các chỉ tiêu kỹ thuật của SMA12,5mm ở Việt Nam.

3. Luận án đã tiến hành thí nghiệm đánh giá được tính ưu việt của hỗn hợp SMA so với BTNC thông qua các chỉ tiêu cơ lý như: Hệ số nội ma sát (tgφ), lực dính đơn vị (C); hệ số dẻo (m), năng lượng kích hoạt biến dạng nhớt dẻo (U), sức kháng ẩm, mô đun đàn hồi tĩnh, mô đun đàn hồi động, cường độ kéo uốn, khả năng kháng LVBX, khả năng kháng cắt và chỉ số kháng nứt CTIndex.

4. Luận án đã thí nghiệm so sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật của SMA, BTNC nóng và ấm. Kết quả sử dụng phụ gia Sasobit giảm được 30°C khi trộn và đầm BTN ấm so với BTN nóng, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tác động môi trường và tăng thời gian vận chuyển, thi công lớp BTN.

5. Luận án đã đề xuất kết cấu áo đường mềm cấp cao sử dụng SMA và chứng minh đây là một giải pháp tốt để giảm chiều dày, tăng cường khả năng kháng LVBX và kháng nứt của lớp mặt cho đường có quy mô giao thông lớn.

6. Qua các kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy, vật liệu SMA12,5 đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng mặt đường theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, vừa đảm bảo khả năng kháng LVBX và kháng nứt. Do vậy đủ điều kiện làm lớp mặt cho KCAĐ ô tô cấp cao trong điều kiện Việt Nam

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu Stone Mastic Asphalt đến khả năng chống lún vệt bánh xe và chống nứt mặt đường bê tông asphalt trong điều kiện Việt Nam

.zip
9.52 MB

Có thể bạn quan tâm