Tên luận án: “Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân”.
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
Họ và tên NCS: TRỊNH MINH HIỀN
Họ và tên cán bộ hướng dẫn NCS:
– Hướng dẫn 1: TS. Lý Đức Trường
– Hướng dẫn 2: TS. Cao Hoàng Anh
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Những kết luận mới của luận án:
– Luận án đã lựa chọn được 8 test, 1 chỉ số và 1 thử nghiệm tâm lý đảm bảo tính khả thi, độ tin cậy, tính thông báo, đồng thời xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân, đó là các test: Sức bền chung (3 test): Test Cooper (m); Co tay trên xà đơn (số lần tối đa); Giữ thăng bằng trên một chân trong tư thế ngồi (s). Sức bền chuyên môn (5 test): Bắt chân đánh ngã bằng tạt trụ 3 phút (lần); Bắt chân đánh ngã bằng xoay ly tâm 3 phút (lần); Bốc vật bằng vai trước 3 phút (lần); Vật vít cổ xoay ly tâm 3 phút (lần); Vật khoá tay xoay ly tâm 3 phút (lần). Y sinh: Chỉ số VO2max. Tâm lý: 01 thử nghiệm.
Thực trạng công tác huấn luyện sức bền cho vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân còn một số bất cập: Sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn chưa đa dạng, phong phú. Các bài tập đã dùng ít kết hợp chặt chẽ với các bài tập sức bền chung, sức bền chuyên môn và kỹ thuật nên đã ảnh hưởng đên sự phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân.
– Luận án đã lựa chọn được 117 bài tập huấn luyện sức bền cho vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân, được phân ra thành 3 nhóm chính đó là: Nhóm các bài tập phát triển sức bền chung (32 bài tập); Nhóm bài tập phát triển sức bền chuyên môn (82 bài tập); Nhóm các bài tập phản xạ (3 bài tập).
Kết quả ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân trong một năm thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả của của các bài tập huấn luyện sức bền mà luận án lựa chọn, ý nghĩa khác biệt về giá trị trung bình với P<0.05 ở kết quả kiểm tra 8 test, chỉ tiêu đánh giá sức bền thu được giữa các giai đoạn thực nghiệm. Đặc biệt là sự khác biệt về sự phát triển sức bền của vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân thông qua kết quả phân tích và đánh giá chỉ số VO2max và sự tiến bộ trong việc định hướng bản thân và nỗ lực tập luyện để hoàn thành nhiệm vụ được giao của vận động viên đội tuyển võ thuật ứng dụng của Học viện An ninh nhân dân qua mỗi giai đoạn thực nghiệm.