Luận án Nghiên cứu bệnh lá vàng greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống Lưu Free

Luận án Nghiên cứu bệnh lá vàng greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 5 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu bệnh vàng lá greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống”

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật                                                Mã số: 62 62 01 12

Họ tên nghiên cứu sinh: Lê Mai Nhất

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Ngô Vĩnh Viễn

PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

1. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH LUẬN ÁN

1.1. Nghiên cứu mức độ phổ biến và triệu chứng của bệnh vàng lá greening

1.2. Nghiên cứu giám định tác nhân gây bệnh và sự lan truyền bệnh vàng lá greening

1.3. Nghiên cứu xác định ký chủ và sự phân bố của các chủng vi khuẩn gây bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

1.4. Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ để phòng chống bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có múi

2. NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.1. Các vùng trồng cây ăn quả có múi chính ở phía Bắc Việt Nam bị nhiễm bệnh VLG với tỷ lệ bệnh 10,49 – 50,93%. Bệnh VLG thường phát sinh cùng các bệnh vi rút. Trong tổng số mẫu dương tính với bệnh VLG có 58,33 – 73,33% mẫu hỗn hợp cùng bệnh tristeza với triệu chứng sưng nổ gân lá, cây thấp lùn, vàng lá gân trong và 35,07% mẫu bị nhiễm cùng với các bệnh tristeza, tatter leaf, bệnh exocortis.

2.2. Bằng kỹ thuật hiển vi điện tử đã xác định được vi khuẩn gây bệnh VLG (Liberibacter asiaticus) làm thoái hóa mạch dẫn, gây tích tụ tinh bột làm hoại tửlục lạp. Sử dụng cặp mồi đặc hiệu của Sandrine Jagoueix (16S); A. Hocquellet (A2J5) và Hung et al. (1999) kết hợp cải tiến bước tách chiết DNA bằng NaOH cho kết quả nhanh, độ chính xác tương đương với sử dụng kít chẩn đoán, giá thành rẻ, không sử dụng hóa chất độc hại

Bệnh VLG nhanh biểu hiện triệu chứng trên cam Xã Đoài, cam Canh sau 45 ngày ghép lây bệnh nhân tạo. Mật độ RCC là 6 con/cây hoặc 9 con/cây tiếp xúc trong 24 giờ, triệu chứng bệnh (tương ứng) chỉ xuất hiện sau 9 tháng và 6 tháng lây nhiễm trên giống cam Xã Đoài và cam Canh.

Lần đầu tiên xác định cây tiền chót (Severinia buxifolia) thu thập được ở Thọ Xuân, Thanh Hóa là ký chủ mẫn cảm với bệnh vàng lá greening.

2.3. Bằng phản ứng của mẫu bệnh VLG với cây chỉ thị và một số chủng loại cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, quất) kết hợp với kỹ thuật duplex-PCR đã xác định được vi khuẩn gây bệnh VLG ở phía Bắc thuộc chủng I và II. Chủng II lần đầu tiên ghi nhận ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tại Hà Nội, Bắc Giang, Hà Giang, Nghệ An và Hòa Bình có tỷ lệ mẫu nhiễm chủng I cao hơn tỷ lệ mẫu nhiễm chủng II (tương ứng là 53,84 – 66,67% và 33,33 – 46,16%). Ở Hưng Yên và Thừa Thiên Huế có tỷ lệ mẫu nhiễm chủng I (33,33 – 40%) thấp hơn tỷ lệ mẫu mang chùng II (60 – 66,67%). Tại Quảng Ninh tỷ lệ mẫu nhiễm hai chủng ngang nhau.

2.4. Xác định được gốc ghép ở 2 – 3 tuần tuổi trên môi trường MS kết hợp với 0,5 gam than hoạt tính để nuôi cây gốc ghép lần 1 là phù hợp nhất cho vi ghép đỉnh sinh trưởng. Tỷ lệ sống trung bình của cây vì ghép đỉnh sinh trưởng lần 1 tăng từ 23,2 – 28,5% (đối với bưởi và cam) đến 34,0 – 41,7% (đối với bưởi Phục Hòa, cam Trưng Vương).

Bổ sung BAP 0,5 mg/lít vào môi trường MS lòng làm tăng tỷ lệ sống cao nhất và kích thích sinh trưởng cho chồi vi ghép đạt 44,3%. Bổ sung chất điều tiết sinh trưởng (i-inositol, thiamine-HCL, pyridoxine-HCL, nicotine) cho tỷ lệ thành công trong vi ghép lần 1 là 34,28% nhưng rút ngắn được thời gian lưu giữ cây vì ghép lần 1 trong phòng thí nghiệm và cây gốc ghép lần 2 (1,5 đến 2 tháng tuổi xử lý). Đỉnh sinh trưởng gồm mô phân sinh và 2 lá mầm cho hiệu quả sạch bệnh cao nhất, thu được 100% số cây sạch bệnh VLG và 63,3 – 73,3% cây sạch bệnh tristeza.

Sử dụng hỗn hợp bầu không đất gồm cát vàng, mùn cưa gỗ tạp và phân mùn vi sinh (theo tỷ lệ 1/5:2/5:2/5) sau 4 tháng ra ngôi cây gốc ghép đạt tiêu chuẩn để sản xuất cây giống sạch bệnh.

2.5. Đề xuất được các giải pháp chống tái nhiễm bệnh VLG và hạn chế sự lây lan của bệnh trên đồng ruộng đạt hiệu quả (Xử lý cành mắt ghép bằng Streptomycine 1%, tiêu hủy nguồn cây bệnh, trồng giống sạch bệnh, thời vụ và mật độ trồng, biện pháp canh tác, hóa học, huấn luyện, v.v.). Sau hai năm tỷ lệ cây bị tái nhiễm bệnh VLG chỉ chiếm 5,33%.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu bệnh lá vàng greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống

.zip
9.08 MB

Có thể bạn quan tâm