THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên luận án: Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp Mã số: 62 62 02 07
Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM XUÂN ĐỈNH
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS NGUYỄN HOÀNG NGHĨA
Tên cơ sở đào tạo: VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
1. Lần đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ giữa các xuất xứ và gia đình Keo lá liềm. Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học để chọn giống Keo lá liềm ở một số tỉnh miền Trung.
2. Trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ một, các tính trạng sinh trưởng như đường kính và thể tích của các xuất xứ đã có sự phân hóa rất rõ rệt ở khảo nghiệm Cam Lộ tại tuổi 9, nhưng không sai khác rõ rệt ở Phong Điền tại tuổi 8 và Hàm Thuận Nam tại tuổi 5. Tuy nhiên giữa các gia đình trong xuất xứ đã có phân hóa rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây.
3. Đối với tính chất gỗ kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự phân hóa rõ rệt về hàm lượng cellulose, khối lượng riêng và chỉ số pilodyn giữa xuất xứ tại cả ba khảo nghiệm. Song có sự sai khác rõ rệt về hàm lượng cellulose, khối lượng riêng và chỉ số pilodyn giữa các gia đình.
4. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây đều ở mức thấp. Nghiên cứu về tương tác kiểu gen – hòa cảnh cho thấy tại khảo nghiệm Cam Lộ và Phong Điền tồn tại tương tác kiểu gen – hoàn cảnh về các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính, chiều cao, thể tích và hàm lượng cellulose, nhưng không có tương tác về chỉ tiêu duy trì trục thân và khối lượng riêng.
5. Kết quả nghiên cứu về tương quan kiểu hình và tương quan kiểu gen giữa chỉ tiêu đường kính với hàm lượng cellulose, khối lượng riêng và pilodyn hầu hết ở mức yếu hoặc không có ý. Tuy nhiên tương quan các tính trạng sinh trưởng ở các tuổi khác nhau tại ba khảo nghiệm có kết quả từ tương đối chặt đến chặt và rất chặt.
6. Kết quả nghiên cứu về tăng thu di truyền lý thuyết và thực tế cho thấy, tăng thu của các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình và thấp đối với các tính chất gỗ.