BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Thy
2. Tên luận án: Nghiên cứu các đặc điểm nguồn nước và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bị nhiễm mặn do nguồn nước vùng ven biển ĐBSCL (Trường hợp nghiên cứu điển hình cho huyện Cần Giuộc, Long An)
3. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật tài nguyên nước ; Mã số: 9 58 02 12
4. Người hướng dẫn khoa học:
(1). PGS. TS. Võ Khắc Trí
(2). TS. Hoàng Quang Huy
5. Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Thông tin luận án
6. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học về đất bị nhiễm mặn do nguồn nước ở các loại hình sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phù hợp trong điều kiện của vùng nghiên cứu.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
– Đất bị nhiễm mặn, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp .
– Các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp và xâm mặn,
– Các công cụ hỗ trợ cho quá trình đánh giá, phân tích: phần mềm mô phỏng, mô hình thực nghiệm, phân tích thống kê, GIS,
– Các dữ liệu về tình hình sử dụng đất, thủy văn, xâm mặn…
– Các chính sách, qui định về TNMT và NNPTNT…
6.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, tập trung vào các khu vực sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn do nguồn nước.
7. Các phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp luận của FAO trong đánh giá đất đai
– Phương pháp thực nghiệm
– Phương pháp mô hình toán
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu khẳng định được đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng BĐKH và NBD ngày càng rõ nét và liên quan đến sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi đất đai bằng phương pháp luận của FAO trong điều kiện đất nhiễm mặn do nguồn nước cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp làm tiền đề lựa chọn giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho vùng nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý có được những cơ sở vững chắc hơn về: khuynh hướng biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, sự thích nghi của của cơ cấu sử dụng nông nghiệp khi quyết định đưa ra những giải pháp, chiến lược trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, cụ thể trong quyết định phát triển và duy trì các loại hình sử dụng đất chịu ảnh hưởng của xâm mặn.
9. Những đóng góp mới của luận án
1- Đánh giá được mức độ thích nghi của các hệ thống canh tác nông nghiệp hiện hữu trên vùng đất bị nhiễm măn do nguồn nước để đề xuất giải pháp chuyển đổi phù hợp trong điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.
2- Đưa ra cơ sở khoa học trong lựa chọn giải pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả đất nông nghiệp đã và đang bị nhiễm mặn góp phần quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất đai.
3- Tác động của Biến đổi khí hậu cũng như việc thay đổi hình thức canh tác ảnh hưởng đến sự biến động của nước mặn trong đất