Luận án – Nghiên cứu cân bằng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu cân bằng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 11 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu cân bằng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy”.

Ngành: Kỹ thuật địa chất;                                                                         Mã số: 9520501

Họ và tên nghiên cứu sinh: Tống Thanh Tùng;                                     Khóa đạo tạo: 2016 – 2019

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

2. TS Nguyễn Bách Thảo

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ – Địa chất

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN (Về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiễn)

1. Các luận điểm

Luận điểm 1: Trên cơ sở tiếp cận nguyên tắc, quan điểm quản lý tổng hợp hệ thống nguồn nước; kết quả nghiên cứu đã phân chia lưu vực sông Nhuệ – Đáy thành 5 vùng cân bằng nước và xác định được các thành phần chính trong từng vùng cân bằng nước.

Luận điểm 2: Đánh giá một cách định lượng các thành phần tham gia trong từng vùng cân bằng và cho toàn lưu vực sông Nhuệ – Đáy. Kết quả đã xác định cho toàn lưu vực sông tổng lượng nước đến là 17,034 tỷ m³/năm, tổng lượng nước đi là 17,031 tỷ m³/năm, trong đó lượng tương tác giữa nước dưới đất và nước mặt là 331,38 triệu m³/năm và lượng nước mặt cung cấp cho nước dưới đất là 571,90 triệu m³/năm.

2. Các điểm mới

Luận án đã nghiên cứu phân chia được 05 vùng cân bằng nước theo nguyên tắc tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước làm cơ sở để định lượng các thành phần trong cân bằng nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy.

Luận án đã nghiên cứu định lượng được các thành phần chính tham gia vào cân bằng nước, tương tác giữa nước mặt và nước dưới đất sử dụng mô hình tích hợp SWAT-MODFLOW cho từng vùng cân bằng nước và toàn lưu vực sông Nhuệ – Đáy.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

– Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thiết lập được hệ phương pháp và bộ công cụ mô hình toán tích hợp nước mặt, nước dưới đất SWAT-MODFLOW cho lưu vực sông Nhuệ – Đáy phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng kịch bản nguồn nước hàng năm, phương án, kế hoạch khai thác sửdụng nước cho toàn lưu vực, cho các vùng cân bằng và 05 địa phương trong lưu vực bảo đảm điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hài hòa, hợp lý và bền vững về tài nguyên nước lưu vực sông.

– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án về cân bằng nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy là tài liệu tham khảo tốt cho công tác đào tạo của trường Đại học; tập huấn cho các địa phương trên phạm vi lưu vực sông Nhuệ – Đáy trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu cân bằng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy

.zip
6.35 MB

Có thể bạn quan tâm