THÔNG TIN VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô năng suất cao chống chịu bệnh gì sắt (Puccinia sp.) cho vùng Tây Nguyên”
Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số: 62.62.01.11
Họ tên Nghiên cứu sinh: Trần Thị Phương Hạnh Khoá đào tạo: 2011-2014
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Bùi Mạnh Cường
2.TS. Trần Quang Tấn
Cở sở đào tạo: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)
Những đóng góp mới của luận án:
1. Trên cơ sở tập đoàn gồm 40 dòng của Viện Nghiên cứu Ngô, đã chọn lọc được 28 dòng có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt trong đó có 11 dòng (G2, G45, G46, G47, G286, G1237, G1238, B67a, B67c, C4N và C10N) có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt tốt (điểm 1), đạt yêu cầu về thời gian sinh trưởng (110 – 116 ngày ở Tây Nguyên, 106 -112 ngày ở phía Bắc), đồng đều về đặc điểm hình thái, năng suất cao (>30 tạ/ha), có sự đa dạng di truyền với mức khác biệt giữa các cặp dòng giao động từ 0,29 – 0,91, độ thuần di truyền cao (>80%), khả năng kết hợp cao về năng suất đáp ứng được yêu cầu trong chọn tạo giống ngô lai chống chịu bệnh gỉ sắt.
2. Chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất ngô ở Tây Nguyên giống ngô lai VN5885 (C10N x C4N) năng suất cao (>90 tạ/ha), có khả năng thích ứng rộng, có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, cứng cây, có khả năng chống chịu tốt, đặc biệt là bệnh gỉ sắt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử năm 2013 (Quyết định số 627/QĐ-TT-CLT ngày 30/12/2013), Hai tổ hợp lai triển vọng VN665 (G46 x B67a), VN667 (G46 x G2) đã và đang được khảo nghiệm ở Tây Nguyên và các vùng sinh thái khác, kết quả bước đầu cho thấy có triển vọng.
3. Kết quả nghiên cứu bổ sung dữ liệu khoa học cho nghiên cứu ngô ở Tây Nguyên, là tài liệu tham khảo cho các cán bộ khoa học chuyên ngành và sinh viên các trường Nông nghiệp.