Luận án – Nghiên cứu đặc trưng co ngót của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền từ đá trong xây dựng cầu Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu đặc trưng co ngót của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền từ đá trong xây dựng cầu

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 7 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: Nghiên cứu đặc trưng co ngót của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền từ đá trong xây dựng cầu.

Ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông

Mã số: 9580205

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Dũng

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. PGS.TS. Nguyễn Duy Tiến– Trường Đại học Giao thông vận tải

2. TS. Thái Khắc Chiến – Trường Đại học Giao thông vận tải

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải

TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Các kết quả đã đạt được, nêu những đóng góp mới về giá trị khoa học, thực tiễn của các đóng góp đó (chưa từng được tác giả nào trong và ngoài nước công bố).

1. Cung cấp dữ liệu về tính chất cơ lý, thành phần hạt của một số mỏ cát nghiền, cát mịn có chất lượng tốt và trữ lượng lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định được tỉ lệ phối trộn cát nghiền với cát mịn đáp ứng các tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng cầu.

2. Thực nghiệm đo 42 tổ mẫu cho kết quả, khi tỉ lệ cát nghiền/cát mịn thay đổi trong phạm vi từ 50/50 đến 70/30; hàm lượng bột đá từ 2% đến 7% thì có thể sử dụng để chế tạo bê tông có cấp cường độ C40, cường độ bê tông tỉ lệ thuận với hàm lượng cát nghiền và hàm lượng bột đá. Cường độ của bê tông sử dụng cát hỗn hợp lớn hơn bê tông sử dụng cát vàng.

3. Từ kết quả thực nghiệm, luận án đã xây dựng được các công thức xác định sự ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn cát nghiền với cát mịn và hàm lượng bột đá tác động đến các tính năng cơ học của bê tông

4. Thực nghiệm đo co ngót 30 tổ mẫu bảo dưỡng theo tiêu chuẩn ASTM C157 cho giá trị biến động từ 386,09×10-6 ÷ 493,15×10-6. Biến dạng co ngót tăng khi hàm lượng cát nghiền và hàm lượng bột đá trong cát hỗn hợp tăng.

5. Luận án đã xây dựng được công thức dự báo biến dạng co ngót theo thời gian xét đến các ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn cát nghiền / cát mịn và hàm lượng bột theo các tiêu chuẩn CEP/FIP 2010 và ACI209.

6. Thực nghiệm đo đạc 17 tổ mẫu bảo dưỡng bọc kín cho giá trị co ngót nhỏ nhất dao động từ 265,18×10-6 đến 322,58×10-6; 17 tổ mẫu không bảo dưỡng cho giá trị co ngót lớn nhất từ 404,55×10-6 đến 583,5×10-6. Co ngót của các tổ mẫu không bảo dưỡng lớn hơn các tổ mẫu bảo dưỡng theo điều kiện tiêu chuẩn từ 52,29% đến 53,94% tại thời điểm 28 ngày, và từ 21,54% đến 23,31% tại thời điểm 448 ngày. Như vậy, tác dụng của công tác bảo dưỡng đến hạn chế co ngót là rất lớn.

7. Về cơ bản, khi so sánh với các tổ mẫu bê tông sử dụng cát vàng đối chứng, thì biến dạng co ngót của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền thường lớn hơn.

8. So sánh với các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng trong xây dựng cầu, biến dạng co ngót của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền có xu hướng cao trong giai đoạn đầu và chậm dần ở giai đoạn sau. Các tổ mẫu sử dụng hàm lượng cát nghiền cao, bột đá cao và không bảo dưỡng theo điều kiện tiêu chuẩn có giá trị co ngót lớn hơn so với tiêu chuẩn.

9. Xác định được thời gian để ứng suất kéo do biến dạng co ngót đạt đến giới hạn cường độ chịu kéo của bê tông là từ 7 đến 15 ngày với các tổ mẫu bảo dưỡng theo điều kiện tiêu chuẩn. Với các tổ mẫu không bảo dưỡng thời điểm này là 3 đến 5 ngày, trùng với thời điểm ứng suất nhiệt lớn nhất, xác suất xảy ra vết nứt bê tông cao.

10. Luận án đã xây dựng công thức tính ứng suất và độ võng của dầm bê tông theo biến dạng co ngót, đồng thời xây dựng công thức tính mô đun đàn hồi có hiệu của bê tông từ kết quả thực nghiệm.

11. Luận án đã áp dụng các kết quả nghiên cứu để tính độ vồng/độ võng dầm superT theo trình tự thi công, xác định được thời gian phù hợp để thi công bản bê tông mặt cầu là sau 36 ngày kể từ ngày cắt cáp dự ứng lực.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu đặc trưng co ngót của bê tông sử dụng cát mịn phối trộn cát nghiền từ đá trong xây dựng cầu

.zip
10.97 MB

Có thể bạn quan tâm