Luận án Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang Lưu Free

Luận án Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , Lượt xem: 6 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Huy

2. Giới tính: Nam

3. Sinh ngày: 11/12/1975

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1281/QĐ-VKH ngày 01/9/2011 của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thêm thời gian thực hiện là 12 tháng.

7. Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang

8. Chuyên ngành: Địa chất công trình

9. Mã số: 62.44.65.01

10. Tập thể hướng dẫn: PGS.TSKH. Trần Mạnh Liều; PGS.TS. Đoàn Thế Tường

11. Tóm tắt những kết quả mới của luận án:

– Hiện trạng trượt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang được hệ thống hóa đầy đủ theo số lượng, vị trí phân bố, quy mô thể tích, loại hình và đặc điểm trượt trên toàn bộ diện tích nghiên cứu.

– Bản đồ đánh giá nguy cơ trượt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang lần đầu tiên được thiết lập theo mô hình chỉ số thống kê tích hợp đa biến với 11 yếu tố điều kiện và nguyên nhân gây trượt (yếu tố gây trượt), phù hợp với hiện trạng trượt đất khu vực nghiên cứu, là cơ sở xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo, định hướng các giải pháp quản lý, phòng chống trượt đất và những nghiên cứu tiếp theo.

– Hoàn thiện phương pháp tính toán định lượng trọng số (vai trò) của các yếu tố điều kiện, nguyên nhân gây trượt áp dụng cho khu vực nghiên cứu, trên cơ sở phân tích đặc điểm đồ thị hàm phân bố mật độ trượt đất theo giá trị phân lớp của các yếu tố.

– Hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất lần đầu tiên được xây dựng cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang trên cơ sở của bản đồ đánh giá nguy cơ trượt đất và các bản đồ thành phần tương ứng (bản đồ phân vùng giá trị trọng số phân lớp các yếu tố gây trượt), cũng như đặc điểm biến động theo thời gian của các yếu tố đó. Dữ liệu thu được từ hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo nhanh tai biến trượt đất, hoàn thiện mạng lưới quan trắc, hoàn thiện mô hình dự báo trượt đất theo không gian và thời gian.

12. Những luận điểm rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận điểm 1: Bản đồ dự báo nguy cơ trượt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang (có bản vẽ đi kèm) được xây dựng trên mô hình chỉ số thống kê tích hợp đa biến, bao gồm 11 yếu tố gây trượt (cơ cấu sử dụng đất, cao độ địa hình, khoảng cách đến đường giao thông, lượng mưa, mật độ phân cắt sâu, địa chất thạch học, độ dốc, hướng dốc, khoảng cách đến đứt gãy, chiều dày vỏ phong hóa, mật độ phân cắt ngang) với các trọng số tương ứng khác nhau được tính toán định lượng trên cơ sở phân tích đặc điểm đồ thị hàm phân bố mật độ trượt đất theo giá trị phân lớp của các yếu tố.

Kết quả dự báo phù hợp với hiện trạng trượt đất khu vực nghiên cứu, là cơ sở xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo, định hướng các giải pháp quản lý, phòng chống trượt đất và những nghiên cứu tiếp theo.

Luận điểm 2: Hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang (có bản vẽ đi kèm) được xây dựng trên cơ sở bản đồ đánh giá nguy cơ trượt đất và các bản đồ thành phần tương ứng (bản đồ phân vùng giá trị trọng số phân lớp các yếu tố gây trượt), cũng như đặc điểm biến động theo thời gian của các yếu tố đó, bao gồm 03 phụ hệ thống quan trắc thành phần

+ Phụ hệ thống quan trắc hiện trạng xuất hiện vàphân bố không gian các khối trượt, bằng phương pháp phân tích ảnh vệ tinh kết hợp khảo sát thực địa (chu kỳ đo 01lần/01năm).

+ Phụ hệ thống quan trắc đo vẽ trực tiếp đặc điểm khối trượt (diện tích, thể tích, loại hình) và 09 yếu tố điều kiện gây trượt (cao độ địa hình, khoảng cách đến đường giao thông, lượng mưa, mật độ phân cắt sâu, địa chất thạch học, độ dốc, hướng dốc, khoảng cách đến đứt gãy, chiều dày vỏ phong hóa, mật độ phân cắt ngang), bao gồm 86 giá trị phân lớp các yếu tố gây trượt trên 07 tuyến với 50 trạm đo vẽ (chu kỳ đo 01lần/01năm). Bổ sung một yếu tố gây trượt thứ 10 là mực nước ngầm, được đo vẽ tại 50 trạm đo nêu trên.

+ Phụ hệ thống quan trắc tự động yếu tố tác động biến đổi nhanh (nguyên nhân gây trượt), bao gồm: lượng mưa (chu kỳ đo ghi tự động 24h/01 lần tại 13 trạm đo), cơ cấu sửdụng đất (chu kỳ đo 04 lần/01 năm thông qua giải đoán ảnh viễn thám kết hợp khảo sát thực địa)

Các dữ liệu thu được từ hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo nhanh tai biến trượt đất, hoàn thiện mạng lưới quan trắc, hoàn thiện mô hình dự báo trượt đất theo không gian và thời gian.

13. Khả năng ứng dụng thực tiễn

Hệ thống quan trắc tai biến trượt đất trên phạm vi khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang được xây dựng với đầy đủ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, cùng với các mô hình cảnh báo, dự báo trượt đất sử dụng số liệu quan trắc được đề xuất trong luận án có thể triển khai sớm cho khu vực nghiên cứu.

14. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Hoàn thiện các mô hình định lượng cảnh báo, dự báo trượt đất khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang sử dụng các số liệu của hệ thống quan trắc, trong đó chú trọng cảnh báo, dự báo theo thời gian.

Tải tài liệu

1.

Luận án Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang

.zip
13.45 MB

Có thể bạn quan tâm