Luận án – Nghiên cứu lựa chọn phương pháp thăm dò và đánh giá tài nguyên urani trong cát kết bồn trũng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Lưu Free

Luận án – Nghiên cứu lựa chọn phương pháp thăm dò và đánh giá tài nguyên urani trong cát kết bồn trũng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: , Lượt xem: 12 lượt Lượt tải: 0 lượt
Tài liệu, tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn và chia sẽ miễn phí với mục đích tham khảo, các bạn đọc nghiên cứu và muốn trích lục lại nội dung xin hãy liên hệ Tác giả, bản quyền và nội dung tài liệu thuộc về Tác Giả & Cơ sở Giáo dục, Xin cảm ơn !

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp thăm dò và đánh giá tài nguyên urani trong cát kết bồn trũng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam”

Ngành: Kỹ thuật địa chất                                                Mã số: 9520501

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Lê Châu                   Khóa đào tạo: 2016 – 2019

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. PGS.TS Nguyễn Văn Lâm

2. TS Bùi Tất Hợp

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ – Địa chất

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

(về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiễn)

1. Về mặt học thuật, lý luận

– Các lớp đá chứa quặng urani trong cát kết Triat muộn trũng Nông Sơn có 2 dạng phụ thuộc vào 2 phức hệ tướng đá: (i) Lớp đá chứa quặng dạng via thấu kính phân bố dạng hình cánh cung theo đường bờ cổ thuộc phức hệ tướng cát hạt thô, hạt nhỏ nón quạt ngầm ven bờ. (ii) Lớp đá chứa quặng dạng via thấu kính định hướng song song thuộc tướng cát hạt trung, hạt nhỏ biển nông vũng vịnh.

– Đã làm sáng tỏ ba phương diện biến hóa quặng hóa của các thông số địa chất công nghiệp của các thân quặng urani trong cát kết trũng Nông Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thân quặng urani thường tập trung dạng lớp (via), via thấu kính, chuỗi thấu kính được liên kết với nhau trong một lớp đá nhất định. Chiều dày các thân quặng công nghiệp biến đổi dạng nhảy vọt, gián đoạn và không có quy luật; cấu trúc nội bộ từ đơn giản đến phức tạp. Hàm lượng U3Os trong thân quặng công nghiệp phân bố dạng loga chuẩn, biến đổi không đồng đều đến đặc biệt không đồng đều. Mức độ biến đổi hàm lượng trong các thân quặng phức tạp hơn chiều dày, nhưng ổn định hơn trong các lớp chứa quặng.

– Đã xác lập các yếu tố có vai trò quyết định đến lựa chọn phương pháp thăm dò và đánh giá tài nguyên urani trong khu vực nghiên cứu.

– Các khu mỏ urani trong cát kết trũng Nông Sơn chủ yếu thuộc nhóm mỏ thăm dò III. Hệ thống thăm dò hợp lý nhất là sử dụng phối hợp công trình khai đào, khoan thẳng đứng và phương pháp địa vật lý công trình, với mạng lưới bố trí dạng tuyến song song, kết hợp dạng rẻ quạt hoặc hình chữ nhật với khoảng cách tuyến (theo đường phương) 40 – 60 m, công trình trên tuyến (theo hướng dốc) 25 – 30m.

– Để nâng cao độ tin cậy của công tác tính tài nguyên/trữ lượng urani trong cát kết trũng Nông Sơn, cần sử dụng phương pháp khối địa chất, kết hợp phương pháp Kreiging thông dụng để kiểm chứng.

2. Luận điểm mới

Luận điểm 1: Các thân quặng urani chủ yếu dạng vỉa thấu kính, chuỗi thấu kính hoặc dạng tấm (tabulas) nằm giả chỉnh hợp với đá vây quanh; thân quặng công nghiệp có hình thái – cấu trúc phức tạp, phân bố không liên tục theo đường phương và hướng dốc, chiều dày biến đổi thuộc loại không ổn định; hàm lượng U3O8 biến đổi từ không đồng đều đến đặc biệt không đồng đều và có tính dị hướng mạnh.

Luận điểm 2: Đặc điểm hình thái – cấu trúc, thế nằm thân quặng và đặc tính biến đổi của các thông số địa chất công nghiệp (chiều dày, hàm lượng U3Os) là yếu tố quyết định để lựa chọn phương pháp thăm dò và tính tài nguyên, trữ lượng urani. Các khu mỏ urani trong cát kết tuổi trrias muộn ở trũng Nông Sơn thuộc nhóm mỏ thăm dò III; mạng lưới thăm dò hợp lý nhất là dạng tuyến song song, kết hợp dạng rẻ quạt hoặc hình chữ nhật.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

a. Ý nghĩa khoa học

– Những kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm biến hóa của các thông số địa chất công nghiệp, cũng như đặc điểm hình thái – cấu trúc của thân quặng là những đóng góp mới và rất quan trọng vào lĩnh vực địa chất thăm dò urani trong cát kết trũng Nông Sơn nói riêng, urani ở Việt Nam nói chung.

– Kết quả nghiên cứu của luận án đã luận giải có cơ sở khoa học các thông số địa chất công nghiệp quyết định đến việc lựa chọn phương pháp thăm dò và tính tài nguyên, trữ lượng urani; góp phần hoàn thiện phương pháp luận thăm dò cho kiểu mỏ urani trong cát kết trũng Nông Sơn.

b. Ý nghĩa thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho xây dựng quy định về thăm dò urani và nâng cao hiệu quả công tác thăm dò kiểu mỏ urani trong cát kết vùng trũng Nông Sơn.

– Cung cấp cho cơ sở sản xuất địa chất hệ phương pháp xác lập nhóm mỏ, mạng lưới thăm dò và phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng urani trong cát kết và có thể áp dụng cho các khoáng sản khác có đặc điểm tương tự.

Tải tài liệu

1.

Luận án – Nghiên cứu lựa chọn phương pháp thăm dò và đánh giá tài nguyên urani trong cát kết bồn trũng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

.zip
5.83 MB

Có thể bạn quan tâm