NHỮNG THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: “Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP. Hồ Chí Minh”.
Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101
Nghiên cứu sinh: LÊ HẢI
Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trịnh Hữu Lộc
2. TS. Nguyễn Văn Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục thể thao Tp. Hồ Chí Minh
Những đóng góp mới của luận án
1. Về nghiên cứu xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP. HCM
– Luận án đã xác định được 5 tiêu chí cần thiết khi xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP. HCM: Phù hợp với vùng miền, địa phương; Đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình GDMN; Đơn giản, dễ thực hiện, dễ thu thập thông tin; Đảm bảo phù hợp với năng lực VĐ theo từng độ tuổi; Đánh giá toàn diện các KNVĐCB của trẻ.
– Luận án đã xây dựng được 20 test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP. HCM: 7 test đánh giá trẻ 3 – 4 tuổi (Chạy 10m xuất phát cao, Đi trên vạch kẻ sẵn, Trườn theo hướng thẳng, Bò qua 03 cổng, Trèo qua 03 bậc thang gióng, Bật xa tại chổ, Ném xa bằng 1 tay), 7 test đánh giá trẻ 4 – 5 tuổi (Chạy 15m xuất phát cao, Đi thăng bằng trên ghế thể dục, Trườn qua 04 cổng, Bò qua 05 cổng, Trèo 05 bậc thang gióng, Bật xa tại chổ, Ném xa bằng 2 tay) và 6 test đánh giá trẻ 5 – 6 tuổi (Chạy 18m xuất phát cao, Đi thăng bằng trên ghế TD đầu đội túi cát, Trườn qua 05 cổng, Bò zíc zắc qua 04 điểm, Bật xa tại chổ, Ném xa bằng 2 tay)
2. Về đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại trường MN ở khu vực TP. HCM
– Nghiên cứu cho thấy thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP. HCM còn nhiều bất cập và hạn chế: Số lượng trẻ quá đông trong 1 lớp; GV chưa đánh giá chính xác khả năng VĐ của trẻ tại lớp; GV chưa được trang bị tốt các kiến thức về GDTC và lĩnh vực phát triển VĐ cho trẻ MG; Khối lượng công việc tại trường của GVMN đang bị quá tải.
– Kết quả kiểm tra đánh giá phát triển KNVĐCB của trẻ 3 – 6 tuổi tại một số trường MN khu vực nội và ngoại thành TP. HCM cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các độ tuổi và khu vực: một số KNVĐCB không có sự phát triển sau 1 năm học (VĐ bò, VĐ trườn, VĐ leo trèo), trẻ nội thành phát triển tốt hơn trẻ ngoại thành
3. Về xây dựng các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP. HCM
– Luận án đã tiến hành khảo sát các chuyên gia, cán bộ quản lí, giáo viên tại các trường MN và xây dựng được 21 bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN ở TP. HCM chia thành 3 nhóm tuổi (trong đó có 17 bài tập phù hợp với trẻ 3 – 4 tuổi, 17 bài tập phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi và 19 bài tập phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi). Căn cứ vào chương trình GDMN, Luận án đã tiến hành xây dựng và lồng ghép các bài tập phát triển KNVĐCB vào các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học tại các trường MN tiến hành thực nghiệm.
4. Về kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại một số trường MN khu vực nội và ngoại thành TP. HCM.
– Thành tích các test đánh giá KNVĐCB ở nhóm TN ở cả 3 độ tuổi tại 2 khu vực đều có sự phát triển tốt sau 6 tháng TN Trong khi đó ở nhóm ĐC chỉ có một số VĐCB có sự tăng trưởng ở từng khu vực:
+ Ở khu vực nội thành: 16 trong tổng số 20 tiêu chí đánh giá KNVĐCB trẻ MG ở nhóm TN có thành tích tốt hơn nhóm ĐC (6 tiêu chí ở MG bé, 4 tiêu chí ở MG nhỡ, 6 tiêu chí ở MG lớn). Các tiêu chí còn lại tuy thành tích đo được ở nhóm TN không có sự khác biệt với nhóm ĐC nhưng vẫn có sự tăng trưởng sau TN.
+ Ở khu vục ngoại thành: 13 trong tổng số 20 tiêu chí đánh giá KNVĐCB trẻ MG theo từng độ tuổi ở nhóm TN có thành tích tốt hơn nhóm ĐC (5 tiêu chí ở MG bé, 4 tiêu chí ở MG nhỡ, 5 tiêu chí ở MG lớn). Các tiêu chí còn lại tuy thành tích đo được ở nhóm TN không có sự khác biệt với nhóm ĐC nhưng có sự tăng trưởng sau TN
– Kết quả xếp loại trình độ tổng hợp KNVĐCB của khách thể tham gia nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ở nhóm TN và nhóm ĐC và ưu thế nghiên về nhóm TN ở cả 2 khu vực. Tỉ lệ trẻ xếp loại Tốt ở nhóm TN chiếm ưu thế hơn nhóm ĐC ở cả 3 độ tuổi tại cả 2 khu vực, đặc biệt là độ tuổi MG lớn, tỉ lệ đạt 100% ở cả nội và ngoại thành. Trong khi đó ở nhóm ĐC, tỉ lệ lại tập trung vào xếp loại Đạt chiếm ưu thế (trên 50% ở các độ tuổi). Tỉ lệ xếp loại Không đạt vẫn xuất hiện ở trẻ MG bé nhóm TN tuy nhiên không cao (12% – 18%) và thấp hơn nhóm ĐC ở cùng khu vực (24% – 30%).